• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2389 Lượt xem

Nguồn của luật đất đai bao gồm?

Nguồn của Luật đất đai bao gồm một hệ thống những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành nhiều thời kì khác nhau.

Nguồn của luật đất đai

Trong việc thực hiện các quy phạm pháp luật về đất đai cũng như nghiên cứu khoa học pháp lí, vấn đề quan trọng đặt ra là cần xác định được những văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật đó, tức là cần xác định nguồn của Luật đất đai.

Dưới góc độ pháp lí, nguồn của Luật đất đai là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê chuẩn theo những trình tự, thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật đất đai.

Trên thực tế, khi nghiên cứu nguồn của Luật đất đai cũng như nguồn của bất cứ ngành luật nào trong những thời điểm nhất định, chúng ta chỉ xem xét những văn bản có hiệu lực ở thời điểm đó. 

Nguồn của Luật đất đai bao gồm một hệ thống những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành nhiều thời kì khác nhau.

Nguồn của Luật đất đai chủ yếu vẫn là các văn bản luật và văn bản dưới luật có chứa đựng các quy phạm pháp Luật đất đai. 

Văn bản luật 

Văn bản luật quan trọng nhất và là nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam, đó là Hiến pháp. Tại Điều 53 và 54 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định đất đai và các tài nguyên quan trọng khác thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.

Việc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai trên cơ sở quy hoạch và pháp luật là cơ sở pháp lí quan trọng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật đất đai trên nền tảng hiến định này. 

Bên cạnh hiến pháp với tư cách là đạo luật gốc có ý nghĩa nền tảng chung, các bộ luật, các luật đơn hành chứa đựng nhiều quy định về đất đai hoặc trực tiếp liên quan tới đất đai. Trong số các văn bản luật chủ yếu có thể đề cập gồm: 

– Bộ luật dân sự ngày 14/6/2005 có hiệu lực pháp lí từ ngày 01/01/2006 và hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.

Qua đó, Bộ luật dân sự năm 2005 sẽ được thay thế bởi Bộ Luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 10 Quốc hội khoá 13 ngày 24/11/2015. Các bộ luật dân sự có nhiều quy định liên quan tới các giao dịch dân sự về đất đai của hộ gia đình và cá nhân. 

– Luật đất đai năm 2013 được Quốc hội khoá 13 kì họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Đây là văn bản luật căn bản nhất trong việc hình thành các quy định của hệ thống pháp luật về đất đai.

– Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010. 

Các văn bản dưới luật 

– Nghị định của Chính phủ số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi hành Luật đất đai. 

– Nghị định của Chính phủ số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất 

– Nghị định của Chính phủ số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về về thu tiền sử dụng đất. 

– Nghị định của Chính phủ số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về về thu tiền thuê đất. 

– Nghị định của Chính phủ số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 

– Nghị định của Chính phủ số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi