Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4024 Lượt xem

Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là?

Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là? câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau

Trong cuộc sống thường ngày chúng ta dễ dàng bắt gặp những người uống rượu say sau đó thực hiện những hành vi đập phá, đánh nhau…Vậy Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là?

Câu hỏi: Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là?

A. Không có năng lực trách nhiệm pháp lí

B. Bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí

C. Bị mất khả năng kiểm soát hành vi

D. Không có lỗi

Đáp án đúng là đáp án B. Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng

Năng lực trách nhiệm pháp lí hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự nghĩa là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Căn cứ theo khoản 1 điều 24 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

1.Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.”

Theo quy định trên thì người nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do đó người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp này. Vì vậy họ sẽ là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại

Các phương án còn lại chưa đúng vì các lý do cụ thể như sau:

+ Phương án A: Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là không có năng lực trách nhiệm pháp lí là đáp án chưa đúng. Bởi vì căn cứ khoản 1 điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.” Như vậy chỉ có người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi dựa trên kết quả giám định mới có thể tuyên bố không có năng lực trách nhiệm pháp lí

+ Phương án C: Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là bị mất khả năng kiểm soát hành vi là đáp án sai, bởi vì Người mất khả năng kiểm soát hành vi là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Người uống rượu say là người bị hạn chế năng lực hành vi.

+ Phương án D: Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là không có lỗi là đáp án sai. Bởi vì người uống rượu say là người bị hạn chế năng lực hành vi, họ thực hiện hành động gây thiệt hại cho người khác, trong khi người này có khả năng nhận thức được hành vi uống rượu say có thể gây ra những hành động đáng tiếc.

Như vậy, đáp án đúng và đầy đủ nhất là đáp án B. Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Xử lý trường hợp bên bảo lãnh chết

Mẹ tôi bảo lãnh cho dì tôi vay tiền. Mẹ tôi đã chết nhưng dì tôi không chịu trả tiền vay. Xin hỏi làm thế nào để gia đình tôi lấy lại được tài sản bảo...

Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Quỹ tín dụng nhân dân là gì? Lãi suất ngắn hạn của quỹ tín dụng nhân dân là bao nhiêu hiện đang là một trong những nội dung tư vấn của chúng tôi trong bài viết dưới...

Giá trị hợp đồng tiếng Anh là gì?

Giá trị hợp đồng tiếng Anh là Contract value, các bên phải tuân thủ mọi vấn đề được quy định trong nội dung hợp đồng, bên nào vi phạm phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm khi không thực hiện đúng hợp...

Cho người yêu mượn tiền có đòi được không?

Người mượn tiền phải trả đủ tiền khi đến hạn theo quy định của pháp luật. Do đó nếu việc mượn tiền đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì cho người yêu mượn tiền vẫn đòi lại...

Giấy vay nợ viết tay có giá trị pháp lý không?

Giấy vay nợ là một hình thức thực tế của hợp đồng vay tài sản, là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định....

Xem thêm