Người nộp đơn xin ly hôn không có mặt tòa có giải quyết được không?
Xin hỏi luật sư. Tôi muốn đơn phương ly hôn, tuy nhiên vì sợ nhà chồng nên tôi là nguyên đơn có thể không có mặt được không? Tòa án có giải quyết không?
Câu hỏi: Kính gửi công ty luật Hoàng Phi, tôi có 1 câu hỏi muốn nhờ quý công ty tư vấn giúp tôi như sau:
Tôi bỏ đi khỏi nhà đã được 6 tháng, trong thời gian đó chồng tôi có gọi điện dọa dẫm tôi, đổ lỗi cho tôi là đi theo trai, và nếu chồng em tìm được sẽ giết chết em. Khi tôi yêu cầu ly hôn. Chồng tôi và gia đình chồng không đồng ý. Và họ đã gây khó dễ với tôi rất nhiều lần. Chồng tôi dọa em, nếu gặp tôi về nhà, anh ấy sẽ giết chết tôi, nên tôi không dám về nhà. Vậy xin hỏi luật sư nếu tôi là nguyên đơn, tôi gửi đơn ly hôn đơn phương về nơi chồng sinh sống. Và để đảm bảo an toàn cho tôi, mà tôi không thể về được,tòa gọi mà tôi không ra thì tôi có được xem xét và giải quyết không? Hay tòa sẽ hủy đơn.
Người nộp đơn xin ly hôn không có mặt tòa có giải quyết được không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, câu hỏi của bạn chúng tôi nhận định thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình tuy nhiên thủ tục ly hôn sẽ được thực hiện theo quy định tại bộ luật tố tụng dân sự cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Về việc nộp hồ sơ xin ly hôn bằng cách gửi qua dịch vụ bưu chính.
– Thứ hai: Bạn không có mặt nên vụ án sẽ thuộc đối tượng không tiến hành hòa giải được.
– Thứ ba: Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 1 điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:
“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;”
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 2 điều 277 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
“2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;”
Như vậy đối chiếu với các quy định trên thì bạn có thể không có mặt, tuy nhiên bạn phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì tòa án mới giải quyết cho bạn.
Ngoài ra, về trường hợp chồng bạn dọa giết bạn nếu bạn ly hôn tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm, mà bạn cảm thấy việc giết người có thể xảy ra thì hành vi này của chồng bạn có thể cấu thành tội đe dọa giết người theo quy định của bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội có bị cấm không?
Quảng cáo thuốc lá là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Theo đó quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội cũng là hành vi bị...

Dán tờ rơi quảng cáo lên cột điện bị xử phạt như thế nào?
Quảng cáo làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng giao thông sẽ bị xử phạt. Vậy Dán tờ rơi quảng cáo lên cột điện bị xử phạt như thế...

Các trường hợp bặt buộc phải viết hoa?
Trong phép đặt câu cần Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống...

Cover bài hát đăng lên mạng xã hội không xin phép bị xử phạt như thế nào?
Hành vi cover bài hát của người khác khi chưa xin phép là hành vi xâm phạm quyền tác giả về quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định pháp...

Tự ý sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật quy định về một số hành vi bị cấm trong quảng cáo.Tự ý sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo bị xử phạt như thế...
Xem thêm