Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 15435 Lượt xem

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình?

Khi chưa có thông báo thu hồi đất thì Ủy ban nhan dân xã đến nhà dân có đất thu hồi, thúc giục, đôn đốc nhằm thu hồi đất nhanh chóng. Luật sư cho tôi hỏi cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có vấn đề nhờ luật sư giải đáp giúp tôi như sau: Do có quy hoạch phát triển xây dựng mở rộng hệ thống đường giao thông cho nên một số nhà ở ven đường bị thu hồi đất trong đó có nhà tôi. Tuy nhiên khi chưa có thông báo thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân xã đã xuống đôn đốc cưỡng chế những nhà có đất thu hồi phải dỡ bỏ một phần nhà cửa nhằm mục đích thu hồi đất. Ủy ban nhân dân xã bảo cần phải tiến hành thu hồi đất một cách nhanh chóng. Luật sư cho tôi hỏi thì ủy ban nhân dân xã làm như vậy có đúng không và cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất của các hộ gia đình chúng tôi.

Trả lời:

Với câu hỏi này Luật sư của Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Căn cứ thu hồi đất

Tại Điều 62 Luật đất đai 2013 về thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:

“ 3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:

a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;

b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;

c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản”.

Như vậy nếu như quy hoạch phát triển xây dựng đường giao thông tại xã của bạn nằm trong dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận thì việc thu hồi đất là có căn cứ theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền thu hồi đất

Căn cứ theo quy định Điều 66 Luật đất đai 2013 về Thẩm quyền thu hồi đất:

“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất”.

Như vậy theo quy định chung thì chỉ có Ủy bạn nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền thu hồi đất. Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền thu hồi đất. Cho nên trong trường hợp của gia đình bạn khi chưa có thông báo thu hồi đất mà Ủy ban nhân dân cấp xã đã đôn đốc tiến hành thu hồi đất là hoàn toàn sai thẩm quyền và trái với quy định của pháp luật.

Đối với hộ gia đình thì Ủy ban nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền thu hồi đất.

Trình tự thủ tục thu hồi đất

Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:

–  Ủy ban nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất: 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

Thông báo thu hồi đất sẽ được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến những người dân trong khu vực có đất thu hồi và phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

–  Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm là phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện các kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

– Khi đó người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê về nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập lên phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

–  Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.

Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

–   Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

–  Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Bước 3: Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

 Ủy ban nhân dân cấp Huyện quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

–  Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

–   Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

–   Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

Như vậy trước khi thu hồi đất thì phải có thông báo thu hồi và lập các phương án bồi thường tái định cư theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất đố với hộ gia đình.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật đất đai về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi:

Nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Kính chào Luật Hoàng Phi, tôi có một câu hỏi liên quan đến đất đai mong được giải đáp. Hiện nay, nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất được Luật đất đai 2013 quy định như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi thuộc lĩnh vực hỏi đáp đất đai, Luật Hoàng Phi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 88 Luật đất đai 2013 việc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

Thứ hai: Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.

Đây là điều luật mới trong Luật đất đai 2013, lần đầu tiên pháp luật đất đai ghi nhận nguyên tắc để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất.


Thẩm quyền thu hồi đất công ích

Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 có quy định:

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Như vậy, thẩm quyền thu hồi đất công ích thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong trường hợp cần tư vấn luật đất đai thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hộ kinh doanh là gì? Thành lập hộ kinh doanh như thế nào?

Hộ kinh doanh là gì? Thành lập hộ kinh doanh như thế nào? Quý vị hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi...

Bỏ trốn khỏi nơi cư trú có phạm thêm tội không

Cách đây 3 năm tôi có một người bạn có lấy trộm tiền của hàng xóm 19 triệu đồng nhưng đã trả lại ngay lúc đấy và đã bị công an bắt. Trong thời gian tại ngoại bạn tôi đã bỏ khỏi nơi cư trú và hiện nay bị bắt lại và bị giam. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp như thế, bạn tôi sẽ bị xử phạt về tội danh...

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án

Thư ký Toà án là một trong những người tiến hành tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Toà án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự. Thư ký Toà án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Toà...

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thực hiện dịch vụ chuyển phát

Gần đây tôi có đến bưu điện để chuyển một gói đồ sang Pháp, tôi đã trả tiền cước phí đầy đủ nhưng nhân viên bưu điện yêu cầu tôi phải ký vào giấy cam kết là nếu gói đồ bị thất lạc thì bưu điện không chịu trách nhiệm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trường hợp của...

Giấy nhận nợ là gì? Mẫu giấy nhận nợ viết tay mới nhất năm 2024

Theo đó giấy nhận nợ xác nhận nợ của các bên liên quan (bên cho vay và bên chấp nhận vay) với nội dung chi tiết hóa hơn so với hợp đồng cho vay giữa các bên liên quan với thông tin giải ngân chi...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi