Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nghĩa vụ có chấm dứt khi đối tượng không còn?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8759 Lượt xem

Nghĩa vụ có chấm dứt khi đối tượng không còn?

Ngôi nhà trong quan hệ mua bán không còn thì nghĩa vụ dân sự có chấm dứt hay không?

 

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được hỏi Luật sư như sau. Tôi có thỏa thuận bán ngôi nhà cho một người, tuy nhiên chưa thực hiện hợp đồng thì có cơn lũ lớn quét sạch ngôi nhà của tôi. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư rằng ngôi nhà của tôi không còn thì nghĩa vụ bán nhà của tôi có chấm dứt hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn Dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Để giải quyết tình huống của bạn, chúng ta sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 372 Bộ luật Dân sự 2015 về Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ:

Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;

4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;

5. Nghĩa vụ được bù trừ;

6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một;

7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết;

8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;

10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác;

11. Trường hợp khác do luật quy định.”

Nghĩa vụ có chấm dứt khi đối tượng không còn?

Nghĩa vụ có chấm dứt khi đối tượng không còn?

Pháp luật quy định rất nhiều trường hợp có thể coi là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự, mỗi căn cứ đều có điều kiện riêng để áp dụng.

Nghĩa vụ dân sự được coi là hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền hoặc theo sự xác nhận của pháp luật. Tại thời điểm nghĩa vụ được coi là hoàn thành sẽ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa các bên. Ví dụ, đã thực hiện xong một công việc, đã trao vật, đã trả tiền.

Pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận để chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, việc thỏa thuận đó không được gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Việc thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ thường được áp dụng trong những quan hệ nghĩa vụ mà trong đó các bên chủ thể đều có nghĩa vụ đối với nhau. Kể từ thời điểm các bên đã thỏa thuận xong, nghĩa vụ dân sự được coi là chấm dứt.

Miễn thực hiện nghĩa vụ dân sự. Căn cứ này thường áp dụng trong những quan hệ nghĩa vụ mà một bên chủ thể chỉ có quyền còn bên kia có nghĩa vụ. Do đó, việc miễn hay không, trước tiên là do ý chí của người có quyền. Quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt kể từ thời điểm người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ.Trong trường hợp nghĩa vụ có bảo đảm thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng được chấm dứt khi người có quyền đã miễn việc thực hiện nghĩa vụ đó. Nếu việc miễn thực hiện nghĩa vụ làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác thì không được coi là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự.

Thay thế nghĩa vụ chính là căn cứ làm chấm dứt quan hệ nghĩa vụ ban đầu nhưng lại làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ mới. Ví dụ, các bên thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ giao vật thay vì nghĩa vụ trả tiền hoặc chấm dứt nghĩa vụ thực hiện một công việc thay vì trả tiền.

Bù trừ nghĩa vụ có thể làm cho nghĩa vụ chấm dứt nhưng phải đáp ứng các điều kiện:

–  Các chủ thể đều phải có nghĩa vụ với nhau;

–  Nghĩa vụ của hai bên phải cùng loại. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận để định giá một vật thành tiền để bù trừ nghĩa vụ trả tiền, nếu không tương đương về giá trị thì phải thực hiện thanh toán phần chênh lệch, kể từ thời điểm thanh toán xong phần chênh lệch, nghĩa vụ mới được coi là chấm dứt;

–  Thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã đến

Đối với căn cứ bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một phải được hiểu rằng người có nghĩa vụ trở thành người có quyền với chính nghĩa vụ đó. Ví dụ, người có nghĩa vụ trả tiền lại trở thành người thừa kế duy nhất đối với khoản tiền đó khi chủ nợ chết. Hoặc có sự sáp nhập, hợp nhất pháp nhân, nói khác đi là có sự thế quyền đồng thời nghĩa vụ của pháp nhân được cải tổ.

Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết. Căn cứ này được hiểu như sau: Khi pháp luật có quy định một khoảng thời hạn tạo ra nghĩa vụ cho một chủ thể nào đó, khi khoảng thời hạn này chấm dứt, chủ thể này không phải thực hiện nghĩa vụ đó nữa. Ví dụ, Luật nhà ở có quy định về thời hạn bảo trì, bảo hành các công trình xây dựng nhà ở. Điều này có nghĩa rằng, trong thời hạn này, bên chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm bảo trì, bảo hành công trình. Nhưng hết thời hạn này, họ được miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo trì, bảo hành công trình đó.

Về nguyên tắc, khi một bên trong quan hệ nghĩa vụ chết, toàn bộ quyền và nghĩa vụ của người chết sẽ chuyển giao cho những người thừa kế. Tuy nhiên, trong các trường hợp dưới đây, bên có nghĩa vụ trong quan hệ chết nghĩa vụ sẽ chấm dứt:

–  Nếu các bên có thỏa thuận nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thực hiện thì khi bên có nghĩa vụ chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại, nghĩa vụ dân sự sẽ chấm dứt.

–  Khi pháp luật quy định về việc nghĩa vụ phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện. Ví dụ, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người phải cấp dưỡng chết.

–  Khi các bên thỏa thuận việc thực hiện nghĩa vụ chỉ vì lợi ích của chính người có quyền, khi người có quyền chết, nghĩa vụ dân sự chấm dứt.

Vật đặc định là vật phân biệt được với vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Vật đặc định mà các bên thỏa thuận trở thành đối tượng của quan hệ nghĩa vụ không còn do bị mất mát, hư hỏng… thì quan hệ nghĩa vụ đó cũng sẽ chấm dứt. Nhưng thông thường nghĩa vụ giao vật đặc định không còn sẽ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ mới như nghĩa vụ giao vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.

Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Đây là căn cứ thường áp dụng đối với các trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định có liên quan đến việc chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Ví dụ, Tòa án căn cứ vào từng trường hợp ra quyết định bên có nghĩa vụ phải chấm dứt nghĩa vụ.

Dựa vào các quy định của pháp luật và phân tích ở trên có thể thấy tình huống của bạn là việc chấm dứt nghĩa vụ dân sự khi đối tượng của nghĩa vụ là vật đặc định không còn, ở đây cụ thể là ngôi nhà. Khi ngôi nhà không còn thì nghĩa vụ của bán ngôi nhà đó cho bên bán cũng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, có thể phát sinh quan hệ nghĩa vụ mới như bạn phải giao ngôi nhà khác hoặc bồi thường thiệt hại cho bên mua tuy thuộc vào sự thỏa thuận của hai người.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục đòi lại tài sản đã tặng cho

Xin hỏi luật sư tôi phải làm thế nào để có thế đòi lại nhà và đất đã cho con trai tôi khi mà con trai đã không thực hiện được điều kiện tặng...

Làm thế nào để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế?

Tôi có mảnh đất mẹ tôi cho, diện tích 120 m2 được bà viết thừa kế. Giấy này đã được UBND xã Nam Thái huyện Nam Đàn ký xác nhận. Nhưng giấy tờ nguồn gốc đất, do mẹ tôi hơi lẫn nên bị thất lạc, chưa làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tôi đã sống trên đất này 27 năm và không có tranh chấp. Tôi muốn hỏi bằng cách nào giúp tôi làm được giấy chứng nhận quyền sử...

Bộ đội có được đi du lịch nước ngoài không?

Đối với trường hợp sỹ quan quân đội đang trong thời gian làm việc mà muốn ra nước ngoài thì cần phải được cấp hộ chiếu công vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cho phép ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan...

Người vay tiền mà không trả thì làm thế nào?

Tôi cho người hàng xóm vay tiền nhưng đến hạn mà không trả tiền, tôi muốn kiện người đó có được...

Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác về tội phạm được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi