Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không?
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7970 Lượt xem

Nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không?

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày một tăng lên, đặc biệt là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe. Do đó, ngày nay vấn đề về bảo hiểm y tế luôn thu hút sự quan tâm của xã hội. Nhiều câu hỏi băn khoăn của người dân về BHYT luôn được đặt ra, một trong số đó là việc người lao động nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không?

Đối tượng tham gia BHYT

Đối tượng tham gia BHYT được quy định tại Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 bao gồm:

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

e) Trẻ em dưới 6 tuổi;

g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;

l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

b) Học sinh, sinh viên.

5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không?

Theo quy định tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ngày 14/4/2017 quy định:

“ 4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”

Như vậy, theo quy định trên với câu hỏi nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không sẽ tùy vào các sẽ có các trường hợp như sau:

Thứ nhất: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Theo quy định trịnh dẫn trên đây, pháp luật chỉ quy định không đóng BHXH. Tuy vậy, cần lưu ý, khi người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, người sử dụng lao động thực hiện báo giảm nghỉ không hưởng lương đối với người lao động. Theo đó, cơ quan BHXH giảm giá trị sử dụng của thẻ BHYT của người lao động.

Lưu ý về trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản:

– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT, nhưng NLĐ vẫn được hưởng BHYT

Trường hợp không may bị ốm đau, bệnh tật, theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động được nghỉ chế độ ốm đau:

“ 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 – 30 năm;

60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Trường hợp làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được nghỉ thêm 10 ngày tương ứng với từng trường hợp nêu trên.

Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ trên 180 ngày nếu mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.”

– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động:Không phải đóng BHYT, mà cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho NLĐ.

Đối với trường hợp nghỉ thai sản, số ngày nghỉ của người lao động sẽ khác nhau. Cụ thể:

“ Nghỉ khám thai: Tối đa 10 ngày

Nghỉ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: Tối đa 50 ngày

Nghỉ sinh con: Ít nhất 04 tháng với lao động nữ; tối đa 14 ngày với lao động nam;

Nghỉ khi thực hiện biện pháp tránh thai: Tối đa 15 ngày.”

Thứ hai: Người lao động nghỉ việc từ 14 ngày trở lên trong tháng nhưng số ngày nghỉ không hưởng lương (tính trên số ngày làm việc) không đến 14 ngày, người lao động và công ty vẫn thực hiện đóng các loại bảo hiểm, trong đó có BHYT bình thường.

Thực tế, người lao động trong tháng nghỉ từ 14 ngày trở lên nhưng số ngày nghỉ tính trên ngày làm việc không đến 14 ngày. Trường hợp ngày vẫn thực hiện đóng các chế độ bảo hiểm bình thường.

Ví dụ: Chị M xin nghỉ hai tuần (14 ngày) tại công ty L do gia đình có việc riêng. Trong thời gian nghỉ hai tuần này có hai ngày nghỉ hàng tuần theo lịch làm việc của công ty và hợp đồng lao động. Như vậy, số ngày nghỉ không hưởng lương của chị M thực tế là 12 ngày. Theo đó, số ngày làm việc nghỉ không hưởng lương của chị M chưa đến 14 ngày, công ty và chị M vẫn tham gia bảo hiểm bình thường.

Mặt khác, có những trường hợp người lao động nghỉ nhưng vẫn được hưởng lương như nghỉ lễ, tết theo Điều 98 Bộ luật lao động, ngừng việc không do lỗi của người lao động theo khoản 1, khoản 3 Điều 99 Bộ luật lao động, nghỉ hằng năm theo Điều 113 Bộ luật lao động,… Do đó có thể xảy ra trường hợp người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên nhưng số ngày nghỉ không hưởng lương (tính trên số ngày làm việc) không đến 14 ngày. Trường hợp này, người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng BHYT bình thường.

Ví dụ: Anh A làm việc cho công ty X. Công ty X cho phép nghỉ dồn ngày nghỉ phép năm trong tháng không quá 10 ngày. Tháng 12/ 2021, anh A có chuyến du lịch nước ngoài với gia đình nên sử dụng 10 ngày phép còn lại trong năm của mình, đồng thời xin nghỉ không hưởng lương 5 ngày làm việc. Tổng số ngày nghỉ tính trên ngày làm việc trong tháng của anh A là 15 ngày, tuy nhiên, trong đó có 10 ngày là ngày nghỉ hằng năm có hưởng lương theo Điều 113 Bộ luật lao động, chỉ có 5 ngày làm việc nghỉ không hưởng lương. Anh A vẫn được đóng các loại bảo hiểm, trong đó có BHYT bình thường.

Mức đóng bảo hiểm y tế?

Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chỉnh phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng như sau:

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo him y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

– Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;

d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;

đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

2. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.

Trên đây là những nội dung mà Luật Hoàng Phi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không. Cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm,bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (2506 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi