Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ngành nghề kinh doanh của công ty luật gồm những gì?
  • Thứ tư, 07/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1630 Lượt xem

Ngành nghề kinh doanh của công ty luật gồm những gì?

Công ty luật là hình thức tổ chức hành nghề luật sư (cùng với Văn phòng luật sư), là công ty hoạt động trong lĩnh vực Luật/Pháp lý và được Sở tư pháp nơi có Đoàn Luật sư mà Giám đốc hoặc Chủ sở hữu Công ty luật là thành viên cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Khách hàng quan tâm đến Ngành nghề kinh doanh của công ty luật gồm những gì? Vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin hữu ích.

Tổng quan về công ty luật

– Công ty luật là hình thức tổ chức hành nghề luật sư (cùng với Văn phòng luật sư), là công ty hoạt động trong lĩnh vực Luật/Pháp lý và được Sở tư pháp nơi có Đoàn Luật sư mà Giám đốc hoặc Chủ sở hữu Công ty luật là thành viên cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

– Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.

– Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.

– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.

Lưu ý: Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.

Điều kiện thành lập công ty luật như thế nào?

Căn cứ theo Điều 32 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012) thì điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

– Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012);

– Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

– Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

– Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012).

Ngành nghề kinh doanh của công ty luật gồm những gì?

Khách hàng khi tiến hành thủ tục thành lập công ty luật có thể tham khảo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể công ty Luật có thể đăng ký mã ngành như:

691 – 6910: Hoạt động pháp luật

Nhóm này gồm:

– Đại diện luật pháp về lợi ích của một bên đối với bên kia, dù có trước toà hoặc hội đồng xét xử hay không hoặc dưới sự giám sát của những người là thành viên của tòa như tư vấn và đại diện dân sự, tư vấn và đại diện hình sự…;

– Các hoạt động khác của công chứng viên, thẩm phán, thẩm phán viên và trọng tài kinh tế.

Loại trừ: Hoạt động tòa án được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội).

69101: Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật

Nhóm này gồm: Đại diện pháp lý cho quyền lợi của một bên đối với bên kia, dù có trước tòa hoặc hội đồng xét xử khác hay không, hoặc có sự giám sát của những người là thành viên của tòa về:

– Tư vấn và đại diện trong vấn đề dân sự;

– Tư vấn và đại diện tội phạm hình sự;

– Tư vấn và đại diện có liên quan đến các vụ tranh chấp về lao động;

– Thống nhất các điều khoản, thoả thuận hợp tác hoặc các tài liệu tương tự liên quan đến thành lập công ty.

69102: Hướng dẫn chung và tư vấn, chuẩn bị các tài liệu pháp lý

Nhóm này gồm:

– Thống nhất các điều khoản, thoả thuận hợp tác hoặc các tài liệu tương tự liên quan đến thành lập công ty.

– Hướng dẫn chung và tư vấn, chuẩn bị các tài liệu pháp lý liên quan đến bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, quyền tác giả;

– Các hoạt động liên quan đến các thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, các văn bản thừa kế, di chúc,…

– Chuẩn bị tài liệu pháp lý liên quan đến các thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ văn bản (trừ chữ ký người dịch).

69109: Hoạt động pháp luật khác

Nhóm này gồm: Các hoạt động khác của công chứng viên, thẩm phán, thẩm phán viên và trọng tài kinh tế, quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản. Hoạt động đăng ký tài sản, đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp, trao đổi thông tin về các biện pháp bảo đảm

Thủ tục đăng ký thành lập công ty luật

– Hồ sơ đăng ký hoạt động:

+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;

+ Dự thảo Điều lệ của công ty luật;

+ Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;

+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

– Nơi đăng ký:

Tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.

Trường hợp công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.

– Thời hạn: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; Nếu từ chối thì phải thông báo bằng văn bản.

Những lưu ý sau khi thành lập công ty luật

– Công ty luật chỉ được bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

– Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH MTV); Giám đốc và các thành viên sáng lập của công ty (đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên và công ty hợp danh) phải thực hiện thông báo với Đoàn luật sư nơi mình là thành viên.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Văn bản thông báo bắt đầu hoạt động;

– Bản sao Giấy đăng ký hoạt động.

– Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, công ty luật phải thực hiện công bố nội dung đăng ký hoạt động

– Cách thức: đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp

– Nội dung công bố:

+ Tên công ty;

+ Địa chỉ trụ sở của công ty;

+ Lĩnh vực hành nghề;

+ Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;

+ Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.

– Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các thành viên của công ty không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có trụ sở công ty phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có trụ sở công ty.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Ngành nghề kinh doanh của công ty luật gồm những gì? Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi