Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ngân hàng có được xử lý tài sản thế chấp khi bên vay mất khả năng trả nợ không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1219 Lượt xem

Ngân hàng có được xử lý tài sản thế chấp khi bên vay mất khả năng trả nợ không?

Tôi có vay vốn ngân hàng 300 triệu và thế chấp sổ đỏ. Hiện nay, tôi không có khả năng trả nợ và tổng nợ gốc và lãi của tôi với ngân hàng là 390 triệu. Trường hợp tôi không trả được nợ ngân hàng có được xử lý tài sản bảo đảm của tôi không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Nguyễn Văn Phương, tôi có một vấn đề xin được Luật sư tư vấn như sau:

Đầu năm 2010, tôi mở cửa hàng tạp hóa, vì thiếu vốn nên tôi vay thêm vốn ngân hàng 300 triệu và có dùng sổ đỏ làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên, vì việc kinh doanh không tốt nên tôi vẫn chưa trả được số nợ đó cho ngân hàng. Đến nay, cả gốc và lãi tôi nợ ngân hàng đã lên tới 390 triệu đồng. Vì đã quá hạn, nên ngân hàng giục tôi trả nợ nhưng hiện giờ tôi không có khả năng chi trả số tiền đã vay. Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi không trả được số nợ ấy thì ngân hàng có xử lý tài sản thế chấp là sổ đỏ của tôi không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo như bạn trình bày, đầu năm 2010 bạn có vay ngân hàng 300 triệu để mở cửa hàng buôn bán tạp hóa và có dùng sổ đỏ làm tài sản thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, khi đến hạn trả nợ bạn vẫn chưa trả được số nợ trên. Hiện nay, tổng nợ gốc và tiền lãi bạn phải trả cho ngân hàng là 390 triệu đồng nhưng bạn không có khả năng chi trả được số tiền này. Vấn đề mà bạn quan tâm ở đây là liệu ngân hàng có xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của bạn hay không?

Thế chấpmột trong chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được pháp luật quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 (bên cạnh cầm cố tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lưu quyền sở hữu; bảo lãnh; tín chấp; cầm giữ tài sản). Các bên khi tham gia giao dịch dân sự thường đặt ra biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của các bên, đồng thời đây cũng được coi như một biện pháp dự phòng khi một bên trong giao dịch không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm có thể được đem ra xử lý để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Và trong giao dịch vay vốn ngân hàng được thiết lập giữa bạn và ngân hàng, quyền sử dụng đất đã được đem ra thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:

“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.”

Như vậy, theo như quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP nêu trên, khi đến thời hạn phải trả nợ mà bạn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình thì tài sản bảo đảm trong trường hợp này là quyền sử dụng đất sẽ được đem ra xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng có được xử lý tài sản thế chấp khi bên vay mất khả năng trả nợ không?

Ngân hàng có được xử lý tài sản thế chấp?

Trường hợp này, bạn dùng quyền sử dụng đất để thế chấp, do vậy, áp dụng quy định tại Điều 68 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, được bổ sung bởi Khoản 19 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP như sau:

“1. Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá.

2. Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất được xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được thanh toán trước cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất theo như thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quyền và nghĩa vụ giữa bên thế chấp và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính quyền sử dụng đất”.

Theo như quy định trên, nếu như giữa bạn và ngân hàng không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì quyền sử dụng đất của bạn sẽ được xử lý theo phương thức bán đấu giá.

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật thi hành án dân sự 2008:

“Điều 47. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án

1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này, được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần;

b) Án phí;

c) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.

2. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:

a) Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;

b) Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.

Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.

3. Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án.

4. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, Chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Như vậy, sau khi bán đấu giá quyền sử dụng đất thì số tiền thu được sau khi đã trừ đi các chi phí về thi hành án trước tiên sẽ được dùng để thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó là số tiền 390 triệu bạn nợ ngân hàng. Số tiền còn lại tòa án sẽ trả lại cho bạn. Do đó, khi bạn không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ ngân hàng thì quyền sử dụng đất của bạn sẽ phải giao cho ngân hàng để ngân hàng phát mại. Sau khi đã trừ đi tất cả chi phí và thực hiện xong nghĩa vụ với ngân hàng, bạn sẽ được nhận lại số tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất còn lại.

Còn trong trường hợp giữa bạn và ngân hàng có thỏa thuận về phương thức xử lý quyền sử dụng đất như thế nào thì quyền sử dụng đất sẽ được xử lý theo thỏa thuận của các bên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi