Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế
Hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế đều được áp dụng trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nên giống nhau về chủ thể thực hiện là cơ quan nhà nước và cùng vì mục đích chung là để chủ thể thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh.
Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế là mối quan hệ bổ sung cho nhau. Vậy phương pháp thuyết phục là gì? Phương pháp cưỡng chế là gì? Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế. Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Phương pháp thuyết phục là gì?
Thuyết phục là một hành động của con người nhằm đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình, thông qua những lý lẽ, dẫn chứng để giải thích, chứng minh cho người khác hiểu về vấn đề mà bạn muốn truyền tải. Thông qua việc thuyết phục, bạn sẽ cố gắng gây dựng được niềm tin với người đối diện để họ tin, hiểu rõ vấn đề mà mình đang nói và nhận được sự đồng ý, chấp thuận từ họ.
Phương pháp thuyết phục là cách làm cho đối phương hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định. Tuy nhiên, hiểu đơn giản phương pháp thuyết phục là việc sử dụng lời nói để làm cho người khác đồng ý nghe theo hoặc làm theo những gì bạn muốn.
Phương pháp cưỡng chế là gì?
Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể của cá nhân.
Phương pháp cưỡng chế thường được sử dụng trong những trường hợp quyết định đơn phương không được thực hiện một cách tự giác. Nếu không có cưỡng chế thì kỷ luật nhà nước không được bảo đảm, pháp chế không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển, cho kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà nước.
Ví dụ: Cảnh sát giao thông phát hiện anh A tham gia điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm an toàn giao thông không đội mũ bảo hiểm đồng thời lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ. Chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ thực hiện việc đình chỉ hành vi vi phạm của anh A. Đây được xem là biểu hiện của phương pháp cưỡng chế.
Các loại cưỡng chế
Cưỡng chế nhà nước bao gồm 4 loại: cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế hành chính, cưỡng chế kỷ luật. Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng cũng có sự khác nhau về cơ sở áp dụng, bản chất pháp lý, chủ thể có thẩm quyền áp dụng, trình tự- thủ tục áp dụng, mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả pháp lý… Để bảo vệ trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cần phải nhận thức rõ mối quan hệ giữa các loại cưỡng chế nhà nước.
Thẩm quyền cưỡng chế của mỗi loại cơ quan nhà nước được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản pháp luật nhằm tránh tình trạng độc quyền, lạm quyền, đảm bảo trật tự và pháp chế. Việc quy định cho nhiều cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cần thiết vì vi phạm xảy ra nhiều, đa dạng trong tất cả mọi ngành, lĩnh vực, mọi cấp quản lý. Nhưng trong thực tế thực hiện vẫn còn sự chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phân định rõ ràng thẩm quyền của mỗi cơ quan và người có thẩm quyền nên hiệu lực, hiệu quả của quản lý chưa cao.
Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế
Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế là mối quan hệ bổ sung cho nhau.
Bởi vì trong quá trình quản lý hành chính thì việc đưa ra những quy định pháp luật là bắt buộc. Những để người dân hiểu và thực hiện theo quy định pháp luật đã ban hành thì cần phương pháp thuyết phục để đưa quy định đến nhân dân.
Tuy nhiên khi mà phương pháp thuyết phục không có hiệu quả, nhân dân vẫn làm trái quy định thì bắt buộc phải sử dụng phương pháp cưỡng chế. Và trong quá trình cưỡng chế vẫn cần thuyết phục để người vi phạm hiểu rõ điểm sai của mình.
Bởi thế nên hai phương pháp này bổ sung cho nhau và chúng cùng thực hiện vì mục đích chung nhằm để nhân dân tuân thủ pháp luật.
Sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế
Hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế đều được áp dụng trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nên giống nhau về chủ thể thực hiện là cơ quan nhà nước và cùng vì mục đích chung là để chủ thể thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh.
Từ việc phân tích khái niệm có thể thấy sự khác biệt của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế là:
– Thời điểm áp dụng:
+ Phương pháp thuyết phục: Áp dụng mọi lúc mọi nơi
+ Phương pháp cưỡng chế: Áp dụng khi bất kỳ chủ thể nào có hành vi trái với quy định pháp luật
– Phương pháp áp dụng
+ Phương pháp thuyết phục: Thường được áp dụng với hình thức là tuyên truyền pháp luật đến nhân nhân
+ Phương pháp cưỡng chế: Áp dụng bằng cách sử dụng bạo lực, vũ lực với chủ thể vi phạm.
Như vậy có thể thấy sự khác nhau rõ nét trọng tên gọi của hai phương pháp này là một phương pháp mang tính chất nhẹ nhàng và phổ biến pháp luật, còn một phương pháp mang tính chất ép buộc thực hiện.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế. Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Local brand là gì?
Local brand là một cụm danh từ tiếng Anh được tạo bởi tính từ “local” có nghĩa là thuộc về địa phương và danh từ “brand” có nghĩa là thương hiệu, do đó, local brand được hiểu là thương hiệu địa...

Tổng đài Misa hỗ trợ khách hàng số nào?
Misa là đơn vị cung cấp các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp như phần mềm kế toán. Tổng đài Misa hỗ trợ khách hàng số...

Tài khoản thu phí thường niên là gì?
Tài khoản thu phí thường niên là số tài khoản của thẻ ATM, số tài khoản thẻ thanh toán, số tài khoản thẻ tín dụng,… Ngân hàng sẽ thu phí thường niên trực tiếp qua số tài khoản khi Quý vị sử dụng dịch...

Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì?
Luật Dân sự có khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh riêng. Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam...

Ví dụ về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là mọi công dân khi thực hiện những hành vi trái pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi của mình gây ra, những lỗi vi phạm với mức độ như nhau, đối tượng như nhau thì sẽ chịu trách nhiệm như...
Xem thêm