Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình mới nhất 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 2691 Lượt xem

Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình mới nhất 2024

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Bạo hành gia đình không còn là vấn đề mới trong xã hội. Bạo hành gia đình có kéo dài từ xưa đến nay, dù đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, cũng như nâng cao ý thức của người dân về vấn đề này. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn có tình trạng bạo lực gia đình.

Khi bị bạo hành gia đình thì người bị bạo hành cần viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Vậy Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình cần có nội dung gì?

Bạo hành gia đình là gì?

Căn cứ theo khoản 1 điều 2 Luật Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 nêu khái niệm bạo hành gia đình như sau:

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Các hành vi bạo hành gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 gồm:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

– Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

– Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

– Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

-Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

– Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

– Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

– Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

– Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

– Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Đơn tố cáo bạo hành gia đình là gì?

Đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình là văn bản trình bày cụ thể những nội dung liên quan đến bạo hành gia đình gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi của người bạo hành theo quy định của pháp luật. Để đơn được giải quyết nhanh chóng thì nội dung phải đảm bảo đầy đủ và chính xác.

Đơn tố cáo bạo hành gia đình cần gửi tới các cơ quan có thẩm quyền như công an, UBND phường/xã, công an cấp quận huyện để được giải quyết. Khi nộp đơn tố cáo bạo hành gia đình thì cần nộp kèm theo những bằng chứng liên quan để chứng minh cho nội dung tố cáo.

Các nội dung cần có của đơn tố giác bạo hành gia đình

Thông thường để đáp ứng sự đầy đủ và hợp lý để nhanh chóng được giải quyết thì đơn tố giác bạo hành gia đình thường có các nội dung sau đây:

+ Phần đầu là Quốc hiệu tiêu ngữ;

+ Tên văn bản là: “ĐƠN TỐ CÁO”

+ Kính gửi: Ghi đầy đủ tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà bạn gửi đơn đến

+ Thông tin của bên tố cáo gồm: tên, số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại…

+ Ghi các thông tin của người bị tố cáo: tên, số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại…

+  Nội dung sự việc dẫn đến việc bồi thường: Trình bày đầy đủ sự việc

+ Trình bày rõ nội dung vụ việc gồm những nội dung sau: Tóm tắt nội dung vụ việc ghi rõ ngày tháng năm, địa chỉ, người bạo hành thực hiện những hành vi, lời nói và hành động như thế nào; Vi phạm những quy định của pháp luật, ví dụ vi phạm điều khoản nào của luật nào;  Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại; Những yêu cầu của người tố cáo; cam kết của người viết đơn những nội dung trình bày là có thật và phải chịu trách nhiệm nếu những thông tin trình bày là sai.

+ Phần cuối ghi ngày tháng năm viết đơn, người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu đơn tố giác bạo hành gia đình

Quý vị tham khảo mẫu đơn tố giác bạo hành gia đình dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO

(V/v: Bạo hành gia đình)

Kính gửi:  …………………………………………..

1. Họ và tên: ……………………………………….

Sinh ngày ….. tháng …… năm …

Địa chỉ cư trú (hoặc địa chỉ liên lạc): …………………………………………..

Giấy chứng minh nhân dân số: …………….., ngày cấp……………….

2. Đối tượng bị tố cáo:…………………………………………………………………………

3. Nội dung vụ việc

a) Tóm tắt nội dung vụ việc: ……………………………………………………

b) Vi phạm những quy định của pháp luật ………………………………………..

c) Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại: (Ví dụ, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về sức khoẻ, thể chất…).

d) Chứng minh sự thiệt hại (ghi lại các chứng cứ chứng minh thiệt hại: biên bản làm việc của chính quyền, hồ sơ nhập viện, xuất viện, kết quả chẩn đoán của bác sĩ, hoá đơn tiền thuốc).

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

4. Những yêu cầu, kiến nghị của người viết đơn (yêu cầu xử lý người bạo hành như thế nào)

…………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

5. Cam kết của người viết đơn: …………………………………………………………..

………….., ngày…..tháng………năm…….

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Cách viết đơn tố cáo bạo hành gia đình

Bước 1: Điền tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

Bước 2: Ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo);

Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết chi tiết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết

– Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành vi của người bị tố cáo ( các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập phụ nữ, trẻ em trong gia đình);

– Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào?

– Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương vật chất, tinh thần,…)

– Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc bồi thường…)

Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.

Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo số đơn tố cáo chứng minh nhân dân/CCCD, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích các bên.

Mẫu đơn tố cáo chồng đánh vợ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

————–o0o————–

…. , ngày …  tháng … năm….

ĐƠN TỐ CÁO HÀNH VI PHẠM TỘI

(Đối với hành vi bạo hành/bạo lực gia đình của ……)

– Căn cứ Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017;

– Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007;

Kính gửi: CÔNG AN XÃ/PHƯỜNG ……….

Tôi là: ……                                                   Sinh ngày: ….

Chứng minh nhân dân số: …..    Ngày cấp: ……Nơi cấp: ……

Hộ khẩu thường trú: …….

Chỗ ở hiện tại:……

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành tạm giữ, xác minh và xử lý đối với hành vi phạm tội của:

Anh/chị: ……                                                Sinh ngày:……

Chứng minh nhân dân số: …     Ngày cấp: …..       Nơi cấp: …

Hộ khẩu thường trú: ……

Chỗ ở hiện tại: …….

Là: Chồng/con/bố/……

Tôi xin trình bày sự việc như sau:

Tôi và anh …… kết hôn năm ……. Hai vợ chồng sống hòa thuận đến khoảng năm …. thì xảy ra mâu thuẫn. Từ thời điểm ……., Anh … đã nhiều lần ăn chơi say xỉn ở bên ngoài và về chửi bới, xúc phạm, lăng mạ kèm đánh đập tôi.  Tần suất và mức độ sau mỗi lần anh ta đi chơi với bạn bè về rồi đánh tôi ngày càng nhiều khiến tôi không thể chịu đựng được và có ý định ly hôn. Tuy nhiên, biết được ý định đó, anh ta lại tiếp tục đánh tôi thậm chí còn dọa nếu tôi làm thủ tục ly hôn thì sẽ giết chết tôi. Gần đây nhất, ngày …. tháng ….. năm 202.., sau một lần đi chơi với bạn bè về và say xỉn, vợ chồng đã lời ra tiếng vào và anh ta lại một lần nữa đánh đập tôi khiến tôi ….(hậu quả)

Nhận thấy, hành vi của …… đã cấu thành tội hành hạ vợ chồng quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Cho nên, Nay tôi viết đơn này kính đề nghị Quý cơ quan:

– Có biện pháp ngăn chặn và bảo vệ tôi ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc;

– Xác minh và tạm giữ (nếu cần thiết) để ngăn chặn hành vi tiếp tục xảy ra;

– Truy cứu trách nhiệm hoặc xử lý đúng theo quy định pháp luật.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong quý cơ quan nhanh chóng xem xét và giải quyết. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

Tải (Download) Mẫu đơn tố cáo chồng đánh vợ

Ai có thể tố cáo bạo lực gia đình?

Theo Điều 18 Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì:

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình

Theo Điều 22 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 thì:

1. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:

a) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;

b) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

c) Cấm tiếp xúc;

d) Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;

đ) Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;

e) Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;

g) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;

h) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;

i) Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;

k) Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

2. Việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là nội dung bài viết về Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình. Chúng tôihi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được vấn đề này.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi