Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động mới nhất 2024
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Biểu Mẫu |
  • 9273 Lượt xem

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động mới nhất 2024

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động được lập cần dựa trên các quy định được dẫn chiều từ các điều khoản chấm dứt hợp đồng lao động trong hợp đồng lao động mà hai bên ký kết trước đó.

 Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động hay còn được gọi với cái tên biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản được sử dụng khi người lao động và người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động hay quan hệ lao động mà trước đó phía nhân viên và doanh nghiệp có thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động.

Việc soạn thảo mẫu thanh lý hợp đồng lao động là căn cứ đối chiếu những nội dung, nghĩa vụ mà hai bên đã hoàn thành theo đúng quy định trong hợp đồng lao động, cũng như các công việc còn tồn đọng cần giải quyết hoặc bàn giao.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động tuy không bắt buộc nhưng được đánh giá là văn bản quan trọng giúp xác nhận việc chính thức chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong bài viết lần này chúng tôi xin gửi tới quý bạn đọc một số nội dung xoay quanh vấn đề mẫu thanh lý hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là một loại hợp đồng ký kết giữa người lao động và nhà tuyển dụng để thiết lập mối quan hệ lao động giữa hai bên. Hợp đồng lao động thường được sử dụng để xác định các điều kiện làm việc, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và nhà tuyển dụng trong suốt thời gian làm việc.

Các nội dung chính của hợp đồng lao động bao gồm:

– Thông tin về nhà tuyển dụng và người lao động, bao gồm tên, địa chỉ và các thông tin liên lạc khác.

– Thông tin về công việc và lương thỏa thuận, bao gồm nội dung công việc, địa điểm làm việc, mức lương, thời hạn hợp đồng và các điều kiện khác liên quan đến công việc.

– Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và nhà tuyển dụng, bao gồm các quyền lợi liên quan đến lương, bảo hiểm, nghỉ phép, nghỉ việc và các nghĩa vụ khác.

– Các quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm thời hạn chấm dứt, lý do và các thủ tục liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động.

– Các quy định khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động là một tài liệu quan trọng trong quản lý nhân sự và giúp đảm bảo quyền lợi của cả nhà tuyển dụng và người lao động. Nó cũng cung cấp một cơ sở pháp lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên liên quan đến hợp đồng lao động.

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là một tài liệu quan trọng trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và nhà tuyển dụng. Biên bản này ghi lại các kết quả của quá trình thanh lý hợp đồng lao động, bao gồm các điểm cần thực hiện để hoàn tất quá trình chấm dứt hợp đồng.

Các nội dung chính của một biên bản thanh lý hợp đồng lao động bao gồm:

– Thông tin về các bên tham gia trong quá trình thanh lý hợp đồng, bao gồm người lao động và nhà tuyển dụng.

– Thông tin về hợp đồng lao động bị chấm dứt, bao gồm ngày bắt đầu và kết thúc hợp đồng, lý do chấm dứt và các điều khoản khác của hợp đồng.

– Các điểm cần thực hiện để hoàn tất quá trình chấm dứt hợp đồng, bao gồm việc thanh toán lương, bồi thường và các khoản chi phí khác (nếu có), trả lại tài sản và tài liệu liên quan đến công việc và các thủ tục khác.

– Thời gian và địa điểm ký kết biên bản.

– Chữ ký và tên của đại diện của người lao động và nhà tuyển dụng tham gia trong quá trình thanh lý hợp đồng.

Tóm lại, biên bản thanh lý hợp đồng lao động là một tài liệu quan trọng trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và nhà tuyển dụng. Nó ghi lại các kết quả của quá trình thanh lý hợp đồng và các điểm cần thực hiện để hoàn tất quá trình chấm dứt hợp đồng. Biên bản này có giá trị pháp lý và được sử dụng trong các thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động.

Lưu ý biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Một số lưu ý khi soạn thảo mẫu thanh lý hợp đồng lao động:

– Về thẩm quyền ký kết biên bản thanh lý hợp đồng lao động:

+ Người sử dụng lao động:

+ Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã.

+ Đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân.

+ Được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền.

+ Trực tiếp sử dụng lao động.

+ Được người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản.

+ Người lao động:

+ Từ đủ 18 tuổi trở lên.

+ Chưa thành niên từ đủ 15 tuổi và dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện.

+ Đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi.

+ Được những người lao động trong nhóm ủy quyền.

– Nội dung trong biên bản thanh lý hợp đồng lao động:

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động được lập cần dựa trên các quy định được dẫn chiều từ các điều khoản chấm dứt hợp đồng lao động trong hợp đồng lao động mà hai bên ký kết trước đó.

Những thông tin chính không thể thiếu trong biên bản thanh lý họp đồng lao động: thông tin các bên liên quan; quyền và nghĩa vụ của các bên; các điều khoản chung khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Lý do chấm dứt hợp đồng lao động cần rõ ràng, chính xác, đúng sự thật.

Tuân thủ đúng thời gian công bố và trình tự hoàn tất các thủ tục của quá trình thanh lý hợp đồng lao động.

Thủ tục thanh lý hợp đồng lao động đối với trường hợp hết hạn hợp đồng thử việc

Người sử dụng lao động và người lao động có thể  thỏa thuận về việc thử việc, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Theo quy định kết thức thời gian thử việc nếu việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Nếu như hai bên thỏa thuận với nhau về việc ký hợp đồng thử việc, thì việc làm văn bản thanh lý hợp đồng thử việc là không bắt buộc. Bởi theo quy định của pháp luật chỉ quy định về việc hết thời gian thử việc nếu làm thử đạt yêu cầu và thỏa thuận với nhau sẽ ký hợp đồng lao động mới, thời gian bắt đầu ký hợp đồng lao động sẽ chứng minh về việc chấm dứt hợp đồng thử việc.

Quy định pháp luật cũng chưa có quy định về mẫu văn bản thanh lý hợp đồng thử việc, vì thế nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận làm văn bản thanh lý thì có thể tự thống nhất các nội dung của thỏa thuận.

Cách xác định ngày hợp đồng lao động hết hạn để ghi vào biên bản thanh lý hợp đồng lao động:

Căn cứ quy định của Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động chấm dứt không chỉ dựa trên một căn cứ mà phải dựa trên nhiều căn cứ chấm dứt hợp đồng:

+ Hợp đồng lao động hết hạn.

+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

+ Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Người lao động bị sa thải.

+ Công việc mà hai bên thỏa thuận đã hoàn thành…

Đối với trường hợp lao động hết hạn: trong biên bản thanh lý sẽ ghi ngày chấm dứt hợp đồng là ngày cuối cùng của thời hạn hợp đồng lao động.

Đối với hợp đồng lao động chấm dứt do một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng: ngày chấm dứt hợp đồng lao động là ngày mà người sử dụng lao động hoặc người lao động thực hiện hết thời gian thông báo.

Đối với trường hợp người lao động bị sa thải, khi bị sa thải theo quy định sẽ có quyết định sa thảo, thường thì quyết định sa thải sẽ thay thế cho văn bản thanh lý hợp đồng, vì văn bản này cũng có giá trị chứng minh việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên; trường hợp hai bên vẫn thỏa thuận ký văn bản thanh lý thì ngày chấm dứt hợp đồng sẽ ghi theo ngày trong quyết định sa thải.

Đối với trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng vào một thời hạn, thì ngày ghi trên biên bản thanh lý hợp đồng là ngày mà hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động 2024

Quý vị có thể tham khảo Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động sau đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

(Thanh lý Hợp đồng lao động số ………..)

– Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;

– Căn cứ Hợp đồng lao động số ………………….……ngày….. tháng….. năm …. giữa Công ty ……………………. và ông/bà: ………………………;

– Căn cứ Đơn xin việc của ông/bà:………………………………………;

Hôm nay, ngày …. tháng … năm ……, tại……………………………………………, chúng tôi gồm:

BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG): CÔNG TY…………………………….

Đại diện:…………………………… Chức vụ:………………………………….

Quốc tịch: …………………………………………………………….………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………………….

Mã số thuế: ……………………………………………………………………….

Số tài khoản: ……………………………………………………………………..

Tại Ngân hàng: …………………………………………………………………..

BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG): ………………………………………………..

Sinh năm:………………………………………………………………………………………………….

CMND số :……………………… do CA tỉnh/TP …..…………cấp ngày…………………

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………………………..

Hai bên đã cùng nhau thoả thuận và tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động với những điều khoản sau đây:

Điều 1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

a) Cam kết đã bàn giao đầy đủ và đúng nội dung tại biên bản giao nhận đã ký.

b) Cam kết chấp hành và tuân thủ đúng các điều kiện có liên quan.

c) Chịu trách nhiệm cá nhân các vấn đề ngoài phần bàn giao đối với các cơ quan chức năng.

d) Được hưởng các chế độ theo hợp đồng đã ký.

Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

a) Chịu trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo hợp đồng đã ký.

b) Thanh toán lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khác cho người lao động đến thời điểm nghỉ việc.

c) Có quyền yêu cầu người lao động phải thi hành đúng và đầy đủ các biên bản đã ký kết, các cam kết của người lao động đối với công ty và thực hiện đúng điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

Điều 3. Điều khoản chung

a) Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung thuộc trách nhiệm của mình đối với bản thanh lý này.

b) Trong thời gian …… ngày làm việc, kể từ khi ký biên bản này, Bên B có trách nhiệm tiếp tục giải trình và tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh về các nội dung đã bàn giao khi phát hiện còn thiếu sót hoặc chưa đúng.

c) Sau khi thực hiện xong nội dung của biên bản thanh lý này, các vấn đề trách nhiệm của 02 bên với Hợp đồng lao động sẽ kết thúc.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành….. bản, mỗi bên giữ …… bản có giá trị pháp lý như nhau./.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi