Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng
  • Thứ ba, 25/04/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 9119 Lượt xem

Mẫu biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng

Biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng là biên bản do các đơn vị, tổ chức lập ra nhằm lập ra để ghi chép lại những hạng mục công trình đã được thực hiện theo thỏa thuận trước đó của các bên làm minh chứng cho sự kiểm nghiệm và bàn giao giữa các bên.

Trong lĩnh vực xây dựng thì nghiệm thu công trình là công việc vô cùng quan trọng và phải được lập thành biên bản. Tuy nhiên trên thực tế nhiều người còn gặp khó khăn khi soạn thảo loại biên bản này.

Nhận biết được điều đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng soạn thảo Mẫu biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng thông qua bài viết dưới đây.

Nghiệm thu công trình là gì?

Nghiệm thu công trình là quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng, tính hoàn thiện và tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và quy định liên quan đến một công trình xây dựng. Thông thường, quá trình nghiệm thu được thực hiện khi công trình đã hoàn thành và trước khi chuyển giao cho khách hàng sử dụng.

Trong quá trình nghiệm thu, các bên liên quan sẽ thực hiện kiểm tra và đánh giá các yếu tố như:

Kiểm tra các hạng mục công việc đã hoàn thành và đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định và yêu cầu kỹ thuật đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Kiểm tra hệ thống điện, nước, thoát nước, hệ thống thông gió, hệ thống cấp thoát khí và các hệ thống khác.

Kiểm tra chất lượng vật liệu và thiết bị được sử dụng để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật đã thỏa thuận.

Kiểm tra an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy của công trình.

Đánh giá các hạng mục chưa hoàn thành và các vấn đề liên quan đến sự cố và sửa chữa.

Nếu các yếu tố được kiểm tra đạt yêu cầu, thì quá trình nghiệm thu sẽ kết thúc và công trình sẽ được chuyển giao cho khách hàng sử dụng. Nếu có vấn đề gì trong quá trình nghiệm thu, các bên sẽ thống nhất các biện pháp để giải quyết và hoàn thiện công trình trước khi chuyển giao.

Biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng là gì?

Biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng là biên bản do các đơn vị, tổ chức lập ra nhằm lập ra để ghi chép lại những hạng mục công trình đã được thực hiện theo thỏa thuận trước đó của các bên làm minh chứng cho sự kiểm nghiệm và bàn giao giữa các bên.

Thực hiện hoạt động nghiệm thu công trình có ý nghĩa lớn về việc kiểm tra đánh giá chất lượng công trình, từ đó xác định công trình có được đưa vào sử dụng hay không, hoặc có những hạng mục công trình nào cần được sửa chữa và thay đổi để hoàn thiện công trình đó. Cùng với đó, biên bản nghiệm thu có ý nghĩa đối với việc tiến hành thanh lý hợp đồng, từ cơ sở biên bản nghiệm thu có thể làm biên bản thanh lý hợp đồng để ghi nhận khối lượng công việc đã làm, đánh giá về chất lượng của công việc thực hiện của nhà thầu thi công.

Trong biên bản này chủ yếu ghi nhận các nội dung về công việc tồn đọng cần thực hiện, vật liệu,… để thanh lý hợp đồng.

Bên cạnh hoạt động nghiệm thu công trình xây dựng thì còn có hoạt động nghiệm thu trong lĩnh vực khác như chế tạo máy móc có biên bản nghiệm thu máy móc thiết bị…

Nội dung cần có của mẫu biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng

Để đáp bảo tính phù hợp với quy định thì biên bản nghiệm thu công trình xây dựng đưa vào sử dụng cần có những nội dung như sau:

+ Phần mở đầu cần có Quốc hiệu tiêu ngữ

+ Tên biên bản là: Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng bàn giao đưa vào sử dụng

+ Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;

+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

+ Thời gian thực hiện nghiệm thu

+  Những chủ thể tham gia nghiệm thu: Trong đó bao gồm đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát, bên thi công…Lưu ý cần ghi rõ tên và chức vụ vụ của người đại diện cho những cơ quan này tham gia nghiệm thu.

+ Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;

+ Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;

+ Kết luận nghiệm thu, kết luận này có thể có những nội dung sau đây chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có,

+ Phần cuối cùng là Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;

Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng đưa vào sử dụng

Khi tiến hành nghiệm thu công trình thì các bên cần chuẩn bị những hồ sơ phù hợp để tiến hành việc nghiệm thu, hồ sơ thường gồm:

+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

+ Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu, ví dụ: Hợp đồng thi công công trình, văn bản đề nghị nghiệm thu…

Mẫu biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng

Quý vị có thể tham khảo mẫu biê bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

…, ngày …tháng… năm…

BẢN NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

1. Tên của công trình: ……………………………………………………………

2. Địa điểm của công trình thi công: …………………………………………….

3. Thời gian nghiệm thu: ………………………………………………

4. Thành phần tham gia nghiệm thu

4.1. Đại diện của chủ đầu tư 

Họ và tên ông (bà): …………………………………………………………….

Vị trí/ chức vụ: …………………………………………………………………

Họ và tên ông (bà): …………………………………………………………….

Vị trí/chức vụ: ……………………………………………………………………

4.2Đại diện của bên tư vấn giám sát:

Họ và tên ông (bà): ………………………………………………………………

Vị trí/ chức vụ: …………………………………………………………………….

Họ và tên ông (bà): …………………………………………………………….

Vị trí/chức vụ: ………………………………………………………………………

4.3. Đại diện bên thi công công trình xây dựng

Họ và tên ông (bà): ………………………………………………………………

Vị trí/ chức vụ: …………………………………………………………………….

Họ và tên ông (bà): ………………………………………………………………

Vị trí/chức vụ: ……………………………………………………………………

5. Thời gian thực hiện nghiệm thu:

Từ: ….giờ…ngày….tháng …năm…

Đến: ….giờ…ngày….tháng …năm…

6. Nội dung đánh giá của công trình đã được thực hiện:

– Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu;

– Chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật);

Các ý kiến khác nếu có.

7. Kết luận

– Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có.

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

 

 

Đại diện của chủ đầu tư

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Đại diện của bên thi công xây dựng

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Đại diện bên tư vấn giám sát

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Trên đây, là toàn bộ nội dung về các vấn đề liên quan tới Mẫu biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ hỗ trợ Khách hàng trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin về biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi