Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên
  • Thứ sáu, 12/05/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 8685 Lượt xem

Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên

Biên bản cảnh cáo nhân viên là biên bản được lập ra khi trong công ty hay doanh nghiệp có sự vi phạm kỷ luật của người lao động, trong Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên phải ghi rõ đầy đủ các nội dung thông tin của người lập, người bị lập biên bản, thời gian diễn ra, sự việc vi phạm.

Thông thường, khi xử lý những hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ phải căn cứ vào nội quy công ty, thỏa ước lao động, hợp đồng làm việc hay hợp đồng lao động đã được thỏa thuận giữa các bên cũng như mức độ vi phạm hay hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần của người lao động mà có thể xem xét lập biên bản cảnh cáo vi phạm của người lao động.Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên.

Biên bản cảnh cáo nhân viên là gì?

Biên bản cảnh cáo nhân viên là biên bản được lập ra khi trong công ty hay doanh nghiệp có sự vi phạm kỷ luật của người lao động, trong Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên phải ghi rõ đầy đủ các nội dung thông tin của người lập, người bị lập biên bản, thời gian diễn ra, sự việc vi phạm.

Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên thường được các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng chung cho cả đơn vị.

Cảnh cáo là một hình thức xử phạt vi phạm khi một người nào đó khi bị vi phạm kỉ luật, làm sai nguyên tắc, quy tắc hay yêu cầu ở mức có thể sửa sai. Hình thức kỷ luật cảnh cáo là hình thức xử phạt trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau: Xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật lao động, xử lý hình sự…Ngoài ra, biên bản được lập ra phải có sự chứng kiện của người khác.

Khi nào sử dụng biên bản cảnh cáo nhân viên?

Biên bản cảnh cáo nhân viên được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

– Khi nhân viên vi phạm quy định công ty: Nếu nhân viên vi phạm các quy tắc, quy định, chính sách hoặc hợp đồng lao động của công ty, một biên bản cảnh cáo có thể được lập để cảnh báo nhân viên về việc vi phạm và nhắc nhở về hậu quả tiếp theo nếu hành vi tiếp tục.

– Khi nhân viên không đạt được tiêu chuẩn hoặc hiệu suất công việc: Nếu nhân viên không đáp ứng được yêu cầu hoặc tiêu chuẩn công việc đã được đề ra, một biên bản cảnh cáo có thể được lập để nhắc nhở và yêu cầu nhân viên cải thiện hiệu suất làm việc.

– Khi nhân viên có hành vi không chuyên nghiệp: Nếu nhân viên có hành vi không đúng đắn, không chuyên nghiệp, gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc hoặc quan hệ với đồng nghiệp, một biên bản cảnh cáo có thể được lập để chỉ rõ việc vi phạm và nhắc nhở về việc cần thay đổi hành vi.

– Khi nhân viên vi phạm an toàn lao động: Nếu nhân viên vi phạm các quy tắc và quy định về an toàn lao động, một biên bản cảnh cáo có thể được lập để cảnh báo về việc vi phạm và nhắc nhở về hậu quả nghiêm trọng của việc không tuân thủ quy tắc an toàn.

Biên bản cảnh cáo nhân viên nên được lập và công bố sau khi đã thực hiện quá trình điều tra và thu thập đầy đủ bằng chứng. Nó nên ghi lại các hành vi vi phạm cụ thể, cung cấp lời nhắc nhở và chỉ rõ các hậu quả tiếp theo nếu hành vi tiếp tục.

Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên gồm những nội dung gì?

Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên thường bao gồm các nội dung sau đây:

Phần đầu tiên là Quốc hiệu tiêu ngữ; Tên cơ quan chủ quản

Sau đó đến tên biên bản: Biên bản cảnh cáo vi phạm (về việc vi phạm kỷ luật);

Chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý khi lập biên bản cảnh cáo vi phạm như sau:

Thứ nhất: Về việc xác định chủ thể có quyền được phép lập biên bản. Đó có thể sẽ là quản lý cấp trên hoặc người được ủy quyền.

Thứ hai: Đối với việc xử phạt do vi phạm kỉ luật thì lập văn bản phải bằng văn bản hành chính, không có việc xử lý người vi phạm chỉ bằng hình thức miệng;

Thứ ba: Cần đảm bảo về mặt nội dung trình bày một cách khách quan, đúng sự thật, không thêm hoặc bớt. Cần lắng nghe ý kiến của người vi phạm và những người có mặt vào lúc hành vi xảy ra;

Thứ tư: Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành lập biên bản;

Thứ năm: Cần ghi rõ thông tin của người vi phạm kỷ luật: họ và tên, chức vụ cũng như đơn vị làm việc;

Thứ sáu: Thiệt hại xảy ra cần phải ghi chính xác, có thể ghi nhận lại phần thiệt hại bằng hình ảnh nếu có thể;

Thứ bảy: Nếu có chứng cứ thì cần bảo quản cẩn thận đưa về nơi có thẩm quyền để xem xét xử lý;

Thứ tám: Kết luận của người có thẩm quyền về vụ việc này;

Cuối cùng là chữ ký của các bên có liên quan bao gồm: người lập biên bản, người vi phạm, người làm chứng, ban quản lý. Tiếp theo, cần đóng dấu của công ty.

Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên mới nhất

Hiện nay do chưa có quy định cụ thể nên Luật Hoàng Phi sẽ đưa ra mẫu Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên để Quý bạn đọc tham khảo.

CÔNG TY…….CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/20…/BB…………., ngày…..tháng….năm…..

 BIÊN BẢN CẢNH CÁO VI PHẠM

(Về việc vi phạm kỷ luật)

Tên nhân viên vi phạm:………………………………………………………

Chức vụ:……………………………………………………………

Phòng ban:………………………………………………………………………….

Ngày xảy ra vi phạm:……………………………………………………….

Địa điểm xảy ra vi phạm:…………………………………………………

Hình thức vi phạm:………………………………………………………….

Thiệt hại xảy ra (nếu có):……………………………………………

Nhắc nhởBằng văn bảnThời gianNgười lập biên bản
Cảnh cáo lần 1
Cảnh cáo lần 2
Cảnh cáo lần 3

Tang vật thu được (nếu có):…………………………………………………..

Cảnh cáo trước đó

Người lập biên bản trình bày sự việc:……………………………………

Ý kiến của nhân viên vi phạm:

– Đồng ý với trình bày của người lập biên bản

– Không đồng ý với trình bày của người lập biên bản

Lý do không đồng ý:………………………………

Hình thức xử phạt:…………………….(Các hình thức xử phạt sau đây: Nhắc nhở, Cảnh cáo, Theo dõi, Đình chỉ Sa thải, Khác)

Kết luận:……………………………

Nhân viên bị cảnh cáo đã được nghe, xác nhận biên bản này và không có ý kiến gì thêm.

Người lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người bị lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ban lãnh đạo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải (download) Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên để bạn đọc tham khảo. Hy vọng rằng, bài viết trên đây hữu ích đối với bạn. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi