Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất 2024
Tất cả các tổ chức sản xuất, thương nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp, xí nghiệp kinh doanh sản xuất, khu thương mại dịch vụ, công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng, nhà kho… có phát sinh chất thải sẽ đều phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gửi lên cơ quan đánh giá môi trường có thẩm quyền theo luật định.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hoạt động không thể thiếu trong việc bảo vệ môi trường, giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được các diễn biến của môi trường từ đó đưa ra những giải pháp, biện pháp hạn chế tác động xấu tới môi trường. Để phục vụ cho hoạt động này, pháp luật đã ban hành quy định chi tiết và kèm theo mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất.
Để tìm hiểu rõ hơn về mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ kính mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Theo Thông tư 43/2015/TT-BTNMT Về báo cáo hiện trạng môi trường, Bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường quy định:
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (hay còn gọi là Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ) là bản ghi kết quả quan trắc môi trường (nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại,…) tại cơ sở định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại cơ sở và báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền như Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Từ đó, đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường và xác định các nguy cơ ô nhiễm nhằm ngăn chặn vấn đề ô nhiễm môi trường, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp.
Đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Tất cả các tổ chức sản xuất, thương nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp, xí nghiệp kinh doanh sản xuất, khu thương mại dịch vụ, công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng, nhà kho… có phát sinh chất thải sẽ đều phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gửi lên cơ quan đánh giá môi trường có thẩm quyền theo luật định.
Trong trường hợp, nhà máy xí nghiệp không phải một trong các đối tượng nêu trên nhưng các cơ quan chức năng ra yêu cầu thì vẫn phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
Thời gian nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Thời gian nộp báo cáo quý (báo cáo đợt): trước ngày 30/4, 30/7, 30/10 và 30/1 năm sau.
Thời gian nộp báo cáo 6 tháng (báo cáo đợt): trước ngày 30/7 và 30/1 năm sau.
Thời gian nộp báo cáo tổng hợp năm (báo cáo năm): trước ngày 15/3 năm sau.
Đồng thời doanh nghiệp cần cập nhật quy định thời gian nộp báo cáo của từng địa phương để thực hiện đúng thời hạn.
Nơi nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ ở đâu?
Các cơ quan chức năng có thể tiếp nhận báo cáo giám sát môi trường định kỳ:
– Phòng quản lý môi trường – Sở tài nguyên và môi trường.
– Phòng tài nguyên và môi trường các Quận/huyện.
– Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 22 Thông tư 43/2015/TT-BTNMT Về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường, Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất (hay còn gọi báo cáo kết quả quan trắc định kỳ) đợt, năm thực hiện theo quy định tại Biểu A1, Biểu A2 Phụ lục V:
Biểu A1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (Báo cáo kết quả quan trắc môi trường) đợt
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÙNG QUAN TRẮC………………………. ĐỢT………………….NĂM.……………
Cơ quan chủ trì: …………….…………….……………. (ĐỊA PHƯƠNG)……………., THÁNG………NĂM……. |
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÙNG QUAN TRẮC……………………….
Thời gian quan trắc: Từ ngày… tháng… đến …ngày…. tháng…
Cơ quan chủ trì: …………….…………….…………….
| |
Phụ trách đơn vị (Ký tên, đóng dấu) | |
(ĐỊA PHƯƠNG)………., THÁNG……NĂM…….
|
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Danh sách những người tham gia:
Người chịu trách nhiệm chính
Những người tham gia thực hiện
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
– Giới thiệu chung về nhiệm vụ quan trắc (căn cứ thực hiện, phạm vi nội dung các công việc, tần suất thực hiện, thời gian cần thực hiện).
– Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (Phụ lục 1); Sơ đồ công nghệ, hoạt động phát sinh chất thải (*).
– Đơn vị tham gia phối hợp (ghi rõ các chứng chỉ kèm theo: ISO, Vilas, VMCERT – giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc.).
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
2.1. Tổng quan vị trí quan trắc
– Giới thiệu sơ lược phạm vi thực hiện của nhiệm vụ (địa bàn thực hiện quan trắc).
– Kiểu/loại quan trắc: quan trắc môi trường tác động/quan trắc môi trường nền/ quan trắc chất phát thải
– Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, địa điểm và vị trí thực hiện quan trắc.
– Bản đồ/ sơ đồ minh họa điểm quan trắc.
2.2. Danh mục các thông số quan trắc theo đợt
– Giới thiệu danh mục các thông số quan trắc trong đợt, trình bày thông số theo nhóm và thành phần môi trường.
Bảng 1. Danh mục thành phần, thông số quan trắc
STT | Nhóm thông số | Thông số |
I. | Thành phần môi trường … | |
1 | Nhóm thông số 1 | |
2 | Nhóm thông số 2 | |
….. | ||
II. | Thành phần môi trường … | |
1 | Nhóm thông số 1 | |
2 | Nhóm thông số 2 | |
….. |
2.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm
– Nêu thông tin chung về thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm.
– Tóm tắt thông tin về hoạt động hiệu chuẩn thiết bị.
Bảng 2. Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm
STT | Tên thiết bị | Model thiết bị | Hãng sản xuất | Tần suất hiệu chuẩn/ Thời gian hiệu chuẩn |
I. | Thiết bị quan trắc | |||
1 | ||||
2 | ||||
II. | Thiết bị thí nghiệm | |||
1 | ||||
2 |
2.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
– Giới thiệu phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
– Làm rõ các số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu đối với từng thành phần môi trường, nêu rõ các đặc điểm, điều kiện, cách thức bảo quản vận chuyển đối với từng thông số.
– Đối với các thành phần môi trường có phương pháp lấy mẫu khác nhau cho từng thông số cần phải lập bảng 3.
Bảng 3. Phương pháp lấy mẫu hiện trường
STT | Thông số | Phương pháp lấy mẫu |
I | Thành phần môi trường … | |
1 | Thông số 1 | |
2 | Thông số 2 | |
….. | ||
II | Thành phần môi trường … | |
1 | Thông số 1 | |
2 | Thông số 2 | |
….. |
2.5. Danh mục phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Giới thiệu phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Bảng 4. Phương pháp đo tại hiện trường
STT | Tên thông số | Phương pháp đo | Giới hạn phát hiện | Dải đo | Ghi chú |
1 | Thông số 1 | ||||
2 | Thông số 2 | ||||
3 | ….. |
Bảng 5. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
STT | Tên thông số | Phương pháp phân tích | Giới hạn phát hiện | Giới hạn báo cáo | Ghi chú |
1 | Thông số 1 | ||||
2 | Thông số 2 | ||||
3 | ….. |
2.6. Mô tả địa điểm quan trắc
Mô tả vắn tắt về các địa điểm quan trắc.
Bảng 6. Danh mục điểm quan trắc
STT | Tên điểm quan trắc | Ký hiệu điểm quan trắc | Kiểu/loại quan trắc | Vị trí lấy mẫu | Mô tả điểm quan trắc | |
Kinh độ | Vĩ độ | |||||
I | Thành phần môi trường… | |||||
1 | Điểm quan trắc 1 | Kí hiệu 1 | Quan trắc môi trường nền | 106o08.465’ | 21o12.881’ | Điểm gần nhà máy A |
2 | Điểm quan trắc 2 | Nút giao thông | ||||
3 | …. | |||||
II | Thành phần môi trường… | |||||
1 | Điểm quan trắc 1 | |||||
2 | Điểm quan trắc 2 | |||||
3 | ….. |
Chú ý: – Tọa độ: theo VN 2000
– Mô tả điểm quan trắc: mô tả sơ bộ vị trí, mục đích, ý nghĩa của điểm quan trắc
2.7. Thông tin lấy mẫu
Giới thiệu sơ lược về điều kiện lấy mẫu tại hiện trường.
Bảng 7. Điều kiện lấy mẫu
STT | Ký hiệu mẫu | Ngày lấy mẫu | Giờ lấy mẫu | Đặc điểm thời tiết | Điều kiện lấy mẫu | Tên người lấy mẫu |
I | Thành phần môi trường… | |||||
1 | Mẫu 1 | 12/03/2014 | 8h15 | Trời nắng | Nước cạn | Nguyễn Văn A |
2 | Mẫu 2 | |||||
… | Mẫu … | |||||
II | Thành phần môi trường… | |||||
1 | Mẫu 1 | |||||
2 | Mẫu 2 | |||||
… | Mẫu … |
2.8. Công tác QA/QC trong quan trắc
2.8.1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc
– Xác định mục tiêu, mục đích cần đạt được của chương trình quan trắc (vị trí, thông số, số lượng mẫu thực, mẫu QC, thiết bị lấy mẫu, chứa mẫu, điều kiện và cách thức bảo quản mẫu, thiết bị đo và phân tích tại hiện trường.)
– Các biện pháp an toàn con người, thiết bị.
2.8.2. QA/QC trong công tác chuẩn bị
Nêu tóm tắt công tác chuẩn bị, phân công cụ thể: về nhân lực, dụng cụ, thiết bị, hóa chất, phương pháp.
2.8.3. QA/QC tại hiện trường
– QA/QC trong lấy mẫu hiện trường
– QA/QC trong đo thử tại hiện trường
– QA/QC trong bảo quản và vận chuyển mẫu
2.8.4. QA/QC trong phòng thí nghiệm
– Tất cả các quá trình phân tích đều được kiểm soát theo một quy trình đã quy định tại SOP của mỗi phòng thí nghiệm.
– Việc tính toán, xử lí số liệu theo các tiêu chí thiết lập tại PTN và đã được hướng dẫn cụ thể trong mỗi SOP.
– Khi các tiêu chí đặt ra không đạt được, PTN sẽ rà soát lại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đảm bảo đưa ra các kết quả thử nghiệm tin cậy.
2.8.5. Hiệu chuẩn thiết bị
– Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn công tác
– Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn định kỳ.
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC
Phần nhận xét đánh giá bao gồm các thông tin cơ bản như sau:
– Đánh giá về các số liệu và kết quả quan trắc của đợt theo từng khu vực và từng thành phần môi trường quy định trong chương trình quan trắc đã được phê duyệt so sánh với các QCVN và TCVN hiện hành. So sánh kết quả các điểm quan trắc môi trường nền và các điểm quan trắc tác động/các điểm quan trắc chất phát thải (nếu có).
– Vẽ biểu đồ và nhận xét sơ bộ về chất lượng môi trường theo không gian của từng thành phần môi trường (các biểu đồ có dạng cơ bản như dạng cột, dạng đường…). Thống kê các điểm quan trắc có thông số vượt quy chuẩn và các vấn đề bất thường nếu có (sơ bộ giải thích nguyên nhân).
– So sánh chất lượng môi trường cùng thời điểm của những năm trước và với các đợt quan trắc khác trong năm (nếu có).
– Khuyến khích đánh giá chất lượng môi trường nước mặt lục địa bằng chỉ số chất lượng môi trường nước WQI.
CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC ĐỢT QUAN TRẮC
4.1. Kết quả QA/QC hiện trường
– Thống kê số lượng mẫu thực và mẫu QC của đợt thực hiện quan trắc, so sánh kết quả phòng thí nghiệm và tính toán sai số theo công thức được lựa chọn (trình bày công thức áp dụng)…
– Nhận xét, đánh giá kết quả mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng vận chuyển, mẫu đúp.
4.2. Kết quả QA/QC trong phòng thí nghiệm
Nhận xét, đánh giá kết quả phân tích các mẫu lặp Phòng thí nghiệm, mẫu chuẩn thẩm tra, mẫu thêm chuẩn.
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
– Đánh giá kết quả thực hiện đợt quan trắc về tiến độ và thời gian thực hiện, mức độ và kết quả áp dụng QA/QC trong quan trắc theo đúng quy định hiện hành.
– Nhận xét, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống, công trình xử lý nước thải, khí thải (*).
– Đánh giá chung về chất lượng môi trường theo từng thành phần quan trắc.
– Đánh giá chất lượng môi trường khu vực sản xuất và môi trường xung quanh (*).
– Nhận xét, đánh giá về các chất phát thải có đảm bảo QCVN và TCVN hiện hành hay không (*).
5.2. Các kiến nghị
Đề xuất các kiến nghị
PHỤ LỤC
– Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
– Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc đợt.
– Phụ lục 3: Phiếu trả kết quả phân tích mẫu, có dấu của đơn vị thực hiện quan trắc (đối với các đơn vị có thuê bên tư vấn thực hiện phân tích mẫu).
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
1. Tên doanh nghiệp
2. Loại hình sản xuất chính
3. Diện tích (ha)
4. Tình trạng hệ thống xử lý khí thải
5. Tổng lượng nước thải (m3/năm)
6. Tình trạng lập báo cáo quan trắc môi trường
Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc đợt
Bảng PL2.1. Kết quả quan trắc thành phần môi trường nước mặt lục địa, nước biển, nước mưa, nước ngầm, nước thải, không khí xung quanh, khí thải, trầm tích, đất
STT | Ký hiệu điểm quan trắc | Ký hiệu mẫu | Nhóm thông số 1 | Nhóm thông số 2 | |||
Thống số | Thông số | Thông số | Thông số | Thông số | |||
Đơn vị đo | Đơn vị đo | Đơn vị đo | Đơn vị đo | Đơn vị đo | |||
1 | Ký hiệu điểm 1 | Mẫu 01 | |||||
Mẫu 02 | |||||||
Mẫu 03 | |||||||
Trung bình | |||||||
2 | Ký hiệu điểm 2 | Mẫu 01 | |||||
Mẫu 02 | |||||||
Mẫu 03 | |||||||
Trung bình | |||||||
… | |||||||
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành |
Ghi chú:
– Kết quả quan trắc theo từng thành phần môi trường được biểu diễn thành các bảng riêng
– Bảng có thể xoay dọc hoặc ngang tùy theo số lượng điểm/mẫu và thông số quan trắc.
– Trong trường hợp mỗi điểm chỉ lấy 1 mẫu thì không có giá trị trung bình.
Bảng PL2.2. Kết quả quan trắc tiếng ồn và cường độ xe
STT | Ký hiệu điểm quan trắc | Giờ | Độ ồn (dBA) | Cường độ dòng xe (Chiếc) | ||||
LAeq | LAmax | Xe máy/ Mô tô | Xe con < 12 chỗ | Xe tải, xe khách | Xe cực lớn > 10 bánh | |||
1 | Ký hiệu điểm 1 | |||||||
2 | Ký hiệu điểm 2 | |||||||
3 | …. | |||||||
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành |
Bảng PL2.3. Kết quả quan trắc thành phần môi trường phóng xạ
STT | Ký hiệu điểm quan trắc | Ký hiệu mẫu | Thông số 1 | Thông số 2 | ||
Kết quả | Sai số | Kết quả | Sai số | |||
Đơn vị đo | Đơn vị đo | Đơn vị đo | Đơn vị đo | |||
1 | Ký hiệu điểm 1 | |||||
2 | Ký hiệu điểm 2 | |||||
3 | … | |||||
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành |
Bảng PL2.4. Kết quả quan trắc sinh vật
STT | Tên khoa học | Ký hiệu điểm 1 | Ký hiệu điểm 2 | ||
Ký hiệu mẫu 1 | Ký hiệu mẫu … | Ký hiệu mẫu 1 | Ký hiệu mẫu … | ||
1 | Ngành | ||||
2 | Lớp | ||||
3 | Bộ | ||||
4 | Họ | ||||
5 | Loài |
Biểu A2. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (báo cáo kết quả quan trắc môi trường) năm
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÙNG QUAN TRẮC………………………. NĂM …………………
Cơ quan chủ trì: …………………………………………….
(ĐỊA PHƯƠNG)………….., THÁNG ….. NĂM ……. |
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
VÙNG QUAN TRẮC………………………. NĂM …………………
Cơ quan chủ trì: …………………………………………….
| |
Phụ trách đơn vị (Ký tên, đóng dấu) | |
(ĐỊA PHƯƠNG)………….., THÁNG ….. NĂM ……. |
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Danh sách những người tham gia
Người chịu trách nhiệm chính
Những người thực hiện
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu chung nhiệm vụ
– Căn cứ thực hiện, sự cần thiết của nhiệm vụ, nội dung công việc, tần suất quan trắc, mục tiêu nhiệm vụ.
– Danh sách đơn vị phối hợp (ghi rõ các chứng chỉ kèm theo: ISO, Vilas, VMCERT – giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc).
– Vị trí quan trắc (bản đồ/sơ đồ minh họa điểm quan trắc)
– Phạm vi và thời gian thực hiện
– Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (Phụ lục 1) (*).
Bảng 1. Khối lượng công việc thực hiện
TT | Thành phần môi trường quan trắc | Số lần lấy mẫu |
I | Thành phần môi trường… | |
1 | Thông số … | X điểm x Y lần x Z đợt = Tổng |
2 | Thông số … | |
II | Thành phần môi trường… | |
1 | Thông số … | |
2 | Thông số … | |
… |
Bảng 2. Số lượng các điểm quan trắc theo khu vực
Khu vực quan trắc | Số điểm quan trắc | ||
Thành phần môi trường 1 | Thành phần môi trường 2 | Thành phần môi trường…. | |
Khu vực 1 | |||
Khu vực 2 | |||
…. | |||
Tổng cộng |
Ghi chú: Khu vực quan trắc là tập hợp các điểm được chia theo vị trí địa lý hoặc được chia dựa theo thuyết minh được phê duyệt.
1.2. Thuyết minh tóm tắt về tình hình thực hiện nhiệm vụ
– Giới thiệu chung về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong năm.
– Giới thiệu chung về tần suất quan trắc, thời gian cụ thể tiến hành quan trắc của từng đợt trong năm.
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
2.1. Tổng quan địa điểm, vị trí quan trắc
– Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng/khu vực quan trắc
– Kiểu/loại quan trắc: quan trắc môi trường tác động/quan trắc môi trường nền/ quan trắc chất phát thải.
– Mô tả địa điểm lấy mẫu
– Giới thiệu điểm quan trắc (Bảng 3)
Bảng 3. Danh mục điểm quan trắc
STT | Tên điểm quan trắc | Ký hiệu điểm quan trắc | Kiểu/loại quan trắc | Vị trí lấy mẫu | Mô tả điểm quan trắc | |
Kinh độ | Vĩ độ | |||||
I | Thành phần môi trường… | |||||
1 | Điểm quan trắc 1 | Ký hiệu điểm 1 | Quan trắc môi trường nền | 106°08.465’ | 21°12.881’ | Điểm gần nhà máy A |
2 | Điểm quan trắc 2 | Nút giao thông | ||||
… | ||||||
II | Thành phần môi trường… | |||||
1 | Điểm quan trắc 1 | |||||
2 | Điểm quan trắc 2 | |||||
… |
Ghi chú:
– Tọa độ: theo VN 2000
– Mô tả điểm quan trắc: Mô tả sơ bộ vị trí, mục đích, ý nghĩa của điểm quan trắc
– Mô tả tóm tắt thông tin lấy mẫu của các đợt quan trắc
– Thông tin về số lượng mẫu của mỗi đợt quan trắc.
Bảng 4. Số lượng mẫu của các đợt quan trắc
STT | Khu vực/vị trí/điểm quan trắc | Số lượng mẫu của từng đợt | Tổng cộng số mẫu | ||
Đợt 1 | Đợt 2 | Đợt… | |||
I | Thành phần môi trường … | ||||
1 | Khu vực 1 | ||||
2 | Khu vực 2 | ||||
3 | …. | ||||
Tổng cộng số mẫu | |||||
II | Thành phần môi trường …. | ||||
1 | Khu vực 1 | ||||
2 | Khu vực 2 | ||||
3 | …. | ||||
Tổng cộng số mẫu |
2.2. Giới thiệu thông số quan trắc
– Giới thiệu các thông số theo chương trình quan trắc được phê duyệt;
– Nêu sơ bộ mục đích, ý nghĩa của việc lựa chọn các thông số đối với khu vực quan trắc.
2.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm
– Nêu thông tin chung về thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm.
– Tóm tắt thông tin về hoạt động hiệu chuẩn thiết bị.
Bảng 5. Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm
STT | Tên thiết bị | Model thiết bị | Hãng sản xuất | Tần suất hiệu chuẩn/ thời gian hiệu chuẩn |
I | Thiết bị quan trắc | |||
1 | ||||
2 | ||||
II | Thiết bị phòng thí nghiệm | |||
1 | ||||
2 |
2.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
– Giới thiệu chung phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
– Làm rõ các số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu đối với từng thành phần môi trường, nêu rõ các đặc điểm, điều kiện, cách thức bảo quản vận chuyển đối với từng thông số.
– Đối với các thành phần môi trường có phương pháp lấy mẫu khác nhau cho từng thông số cần phải lập bảng 6.
Bảng 6. Phương pháp lấy mẫu hiện trường
TT | Thành phần | Phương pháp lấy mẫu |
I | Thành phần môi trường | |
1 | Thông số 1 | |
2 | Thông số 2 | |
3 | Thông số … |
2.5. Danh mục phương pháp đo đạc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Giới thiệu sơ lược phương pháp quan trắc hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Bảng 7. Phương pháp đo tại hiện trường
TT | Tên thông số | Phương pháp đo | Giới hạn phát hiện | Dải đo | Ghi chú |
1 | Thông số 1 | ||||
2 | Thông số 2 | ||||
3 | Thông số 3 | ||||
4 | Thông số… |
Bảng 8. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
STT | Tên thông số | Phương pháp phân tích | Giới hạn phát hiện | Giới hạn báo cáo | Ghi chú |
1 | Thông số 1 | ||||
2 | Thông số 2 | ||||
3 | Thông số 3 | ||||
4 | Thông số… |
2.6. Công tác QA/QC trong quan trắc môi trường
2.6.1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc
– Xác định mục tiêu, mục đích cần đạt được của chương trình quan trắc (vị trí, thông số, số lượng mẫu thực, mẫu QC, thiết bị lấy mẫu, chứa mẫu, điều kiện và cách thức bảo quản mẫu, thiết bị đo và phân tích tại hiện trường).
– Các biện pháp an toàn con người, thiết bị.
2.6.2. QA/QC trong công tác chuẩn bị
Nêu tóm tắt công tác chuẩn bị, phân công cụ thể: về nhân lực, dụng cụ, thiết bị, hóa chất, phương pháp.
2.6.3. QA/QC tại hiện trường
– QA/QC trong lấy mẫu hiện trường
– QA/QC trong đo thử tại hiện trường
– QA/QC trong bảo quản và vận chuyển mẫu
2.6.4. QA/QC trong phòng thí nghiệm
– Tất cả các quá trình phân tích đều được kiểm soát theo một quy trình đã quy định tại SOP của mỗi phòng thí nghiệm.
– Việc tính toán, xử lí số liệu theo các tiêu chí thiết lập tại PTN và đã được hướng dẫn cụ thể trong mỗi SOP.
– Khi các tiêu chí đặt ra không đạt được, PTN sẽ rà soát lại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đảm bảo đưa ra các kết quả thử nghiệm tin cậy.
2.6.5. Hiệu chuẩn thiết bị
– Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn công tác
– Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn định kỳ.
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC
Phần nhận xét, đánh giá bao gồm các thông tin cơ bản như sau:
– Đánh giá về các số liệu và kết quả quan trắc của các đợt theo từng khu vực và từng thành phần môi trường trong chương trình quan trắc đã được phê duyệt so sánh với các QCVN và TCVN hiện hành.
– Vẽ biểu đồ và nhận xét sơ bộ về chất lượng môi trường theo không gian của từng thành phần môi trường (các biểu đồ có dạng cơ bản như dạng cột, dạng đường…). Thống kê các điểm quan trắc có thông số vượt quy chuẩn và các vấn đề bất thường nếu có (sơ bộ giải thích nguyên nhân).
– So sánh giữa các khu vực, so sánh giữa các điểm quan trắc môi trường nền và các điểm quan trắc tác động/ các điểm quan trắc chất phát thải (nếu có) và so sánh với các kết quả quan trắc của các năm trước nhằm đánh giá diễn biến chất lượng của từng thành phần môi trường.
– Khuyến khích tính toán chỉ số chất lượng môi trường nước (WQI) đối với kết quả quan trắc nước mặt lục địa. So sánh, đánh giá, nhận xét các kết quả WQI giữa các điểm và giữa các đợt trong năm và so sánh với năm trước.
CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC
4.1. Kết quả QA/QC hiện trường
– Thống kê số lượng mẫu thực và mẫu QC qua các đợt thực hiện quan trắc, so sánh kết quả phòng thí nghiệm và tính toán sai số theo công thức được lựa chọn (trình bày công thức áp dụng)…
– Nhận xét, đánh giá kết quả mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng vận chuyển, mẫu đúp.
4.2. Kết quả QA/QC trong phòng thí nghiệm
Nhận xét, đánh giá kết quả phân tích các mẫu lặp Phòng thí nghiệm, mẫu chuẩn thẩm tra, mẫu thêm chuẩn.
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
– Đánh giá kết quả thực hiện các đợt quan trắc về tiến độ và thời gian thực hiện, mức độ và kết quả QA/ QC trong quan trắc theo đúng quy định hiện hành.
– Đánh giá chung về chất lượng môi trường theo từng thành phần quan trắc.
– Đánh giá chất lượng môi trường khu vực sản xuất và môi trường xung quanh (*).
– So sánh, đánh giá chất lượng môi trường giữa các năm.
– Nhận xét, đánh giá tình trạng hoạt động và hiệu quả xử lý của các hệ thống, công trình xử lý nước thải, khí thải (*).
5.2. Kiến nghị
Đề xuất các kiến nghị
PHỤ LỤC
– Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
– Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc năm
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
- Tên doanh nghiệp
- Loại hình sản xuất chính
- Diện tích (ha)
- Tình trạng hệ thống xử lý khí thải
- Tổng lượng nước thải (m3/năm)
- Tình trạng lập báo cáo quan trắc môi trường
Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc năm
Bảng PL2.1. Kết quả quan trắc thành phần môi trường: Nước mặt lục địa, nước biển, nước mưa, nước ngầm, nước thải, không khí xung quanh, khí thải, trầm tích, đất.
STT | Ký hiệu điểm quan trắc | Đợt | Ký hiệu mẫu | Nhóm thông số | Nhóm thông số | ||
Thông số | Thông số | Thông số | Thông số | ||||
Đơn vị đo | Đơn vị đo | Đơn vị đo | Đơn vị đo | ||||
1 | Ký hiệu điểm 1 | Mẫu 01 | |||||
Mẫu 02 | |||||||
Mẫu 01 | |||||||
Mẫu 02 | |||||||
2 | Ký hiệu điểm 2 | Mẫu 01 | |||||
Mẫu 02 | |||||||
Mẫu 01 | |||||||
Mẫu 02 | |||||||
3 | Ký hiệu điểm … | Mẫu 01 | |||||
Mẫu 02 | |||||||
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành |
Ghi chú:
– Kết quả quan trắc theo từng thành phần môi trường được biểu diễn thành các bảng riêng
– Bảng có thể xoay dọc hoặc ngang tùy theo số lượng điểm/mẫu và thông số quan trắc.
– Trong trường hợp mỗi điểm chỉ lấy 1 mẫu thì không có giá trị trung bình.
Bảng PL2.2. Kết quả quan trắc tiếng ồn và cường độ xe
STT | Ký hiệu điểm quan trắc | Đợt | Giờ | Độ ồn (dBA) | Cường độ dòng xe (Chiếc) | ||||
LAeq | LAmax | Xe máy/Mô tô | Xe con < 12 chỗ | Xe tải, xe khách | Xe cực lớn > 10 bánh | ||||
1 | Ký hiệu điểm 1 | Đợt 1 | |||||||
Đợt 2 | |||||||||
…. | |||||||||
2 | Ký hiệu điểm 2 | Đợt 1 | |||||||
Đợt 2 | |||||||||
… | |||||||||
3 | Ký hiệu điểm… | ||||||||
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành |
Bảng PL2.3. Kết quả quan trắc thành phần môi trường phóng xạ
STT | Ký hiệu điểm quan trắc | Đợt | Ký hiệu mẫu | Thông số 1 | Thông số 2 | ||
Kết quả | Sai số | Kết quả | Sai số | ||||
Đơn vị đo | Đơn vị đo | Đơn vị đo | Đơn vị đo | ||||
1 | Ký hiệu điểm 1 | Đợt 1 | |||||
Đợt 2 | |||||||
Đợt … | |||||||
2 | Ký hiệu điểm 2 | Đợt 1 | |||||
Đợt 2 | |||||||
Đợt … | |||||||
3 | Ký hiệu điểm … | ||||||
Giá trị QCVN/ TCVN hiện hành |
Bảng PL2.4. Kết quả quan trắc sinh vật
STT | Tên khoa học | Ký hiệu điểm quan trắc | |||||
Đợt 1 | Đợt 2 | Đợt … | |||||
Mẫu 1 | Mẫu … | Mẫu 1 | Mẫu … | Mẫu 1 | Mẫu … | ||
1 | Ngành | ||||||
2 | Lớp | ||||||
3 | Bộ | ||||||
4 | Họ | ||||||
5 | Loài |
Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến 1900 6557 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Luật Bảo vệ môi trường, trừ nội dung quy định tại khoản 3 Điều 29, có hiệu lực từ 1/1/2022, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Theo đó, chúng tôi cập nhật tới Quý độc giả một số nội dung dưới đây:
Quan trắc môi trường định kỳ là gì?
Tại khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.
Ngoài ra, tại Điều 106 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định chung về quan trắc môi trường như sau:
– Quan trắc môi trường bao gồm quan trắc chất thải và quan trắc môi trường, được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ, quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020, bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
– Hoạt động quan trắc môi trường phải bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, cung cấp kết quả quan trắc chính xác, tin cậy.
– Phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
Quan trắc môi trường định kỳ là hoạt động lấy mẫu, đo các thông số ngay tại hiện trường hoặc được bảo quản và vận chuyển về để xử lý, phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm theo một kế hoạch lập sẵn về không gian và thời gian theo khoản 27 Điều 4 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, sữ liệu quan tắc chất lượng môi trường.
Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường
Theo Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:
– Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;
– Môi trường không khí xung quanh;
– Môi trường đất, trầm tích;
– Đa dạng sinh học;
– Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.
Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:
– Nước thải, khí thải;
– Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
– Phóng xạ;
– Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
– Các chất ô nhiễm khác.
Thông tư quy định về quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường định kỳ căn cứ vào các văn bản như:
– Luật bảo vệ môi trường năm 2020;
– Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
– Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
– Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
– Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường;
– Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
– Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, sữ liệu quan tắc chất lượng môi trường.
Như vậy, thông tư quy định về quan trắc môi trường là Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, sữ liệu quan tắc chất lượng môi trường.
Báo cáo kết quả quan trắc môi trường
Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ là (báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo Thông tư 43). Là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền như các chi cục bảo vệ môi trường, Phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Theo điểm b khoản 3 Điều 42 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, sữ liệu quan tắc chất lượng môi trường thì: ” Mẫu báo cáo kết quả quan trắc định kỳ thực hiện theo quy định tại Biểu A1, Biểu A2; mẫu báo cáo kết quả quan trắc tự động, liên tục thực hiện theo quy định tại Biểu A3, Biểu A4 Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Như vậy, mẫu báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ thực hiện theo quy định tại biểu A1, A2 Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT.
Quan trắc môi trường định kỳ báo lâu 1 lần?
Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT quy định: ” Căn cứ vào mục tiêu quan trắc chất lượng môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương hiện hành và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.”
Thông tư này cũng có một số quy định thêm:
– Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và các thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: khí tượng, SO2, CO, NO2, TSP, PM2,5 với tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
– Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp tỉnh, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: khí tượng, SO2, CO, NO2, TSP, PM10 với tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm thông số bụi PM2,5 và các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
– Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tần suất quan trắc tiếng ồn, độ rung tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm).
– Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: pH, TSS, DO, COD, BOD5, NH4+; lựa chọn Tổng Nitơ hoặc NO3–; lựa chọn Tổng Phôtpho hoặc PO43-; tổng Coliforms với tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
– Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: pH, TDS, chỉ số pecmanganat, NH4+, NO3–, Fe, As với tần suất quan trắc tối thiểu 03 tháng/đợt (04 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
– Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: pH, DO, TSS, NH4+, PO43-, dầu mỡ khoáng, với tần suất quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm); các thông số pH, As, Cd, dầu mỡ khoáng cho nước biển gần bờ và nước biển xa bờ với tần suất tối thiểu 02 đợt/năm. Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
– Tần suất và thời gian quan trắc nước mưa:
+ Mẫu nước mưa theo trận: các mẫu nước mưa được lấy theo mỗi trận mưa và phải xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi trận mưa;
+ Mẫu nước mưa theo ngày: trường hợp không thể thực hiện việc lấy và phân tích mẫu theo mỗi trận mưa thì lấy mẫu theo ngày (liên tục trong 24 giờ ). Thời gian lấy mẫu của một ngày bắt đầu từ 8 giờ sáng và mẫu phải được giữ nguyên vẹn trong và sau khi lấy (được bảo quản lạnh hoặc thêm các hóa chất bảo quản thích hợp);
+ Mẫu nước mưa theo tuần: trường hợp không thể thực hiện việc lấy và phân tích mẫu theo ngày thì có thể tiến hành lấy mẫu theo tuần (gộp các mẫu ngày lại trong vòng 01 tuần hoặc lấy liên tục trong 01 tuần khi mẫu được giữ nguyên vẹn trong và sau khi lấy, được bảo quản lạnh hoặc sử dụng các hóa chất bảo quản phù hợp).
– Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc chất lượng đất với tần suất quan trắc tối thiểu 02 đợt/năm.
– Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc với tần suất quan trắc chất lượng trầm tích tối thiểu 02 đợt/năm.
Nộp báo cáo quan trắc môi trường định kỳ cho cơ quan nào?
Điều 43 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT quy định về Chế độ báo cáo dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường như sau:
1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được giao kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường quốc gia có trách nhiệm gửi Tổng cục Môi trường báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường theo năm (đối với quan trắc định kỳ và quan trắc tự động, liên tục) quy định tại Khoản 2 Điều 42 Thông tư này. Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường theo năm phải được gửi trước ngày 15 tháng 2 của năm tiếp theo. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ theo đợt và báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường tự động, liên tục theo quý được lưu giữ tại đơn vị.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Tổng cục Môi trường) báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường theo năm (đối với quan trắc định kỳ và quan trắc tự động, liên tục) quy định tại Khoản 2 Điều 42 Thông tư này trước ngày 15 tháng 2 của năm tiếp theo. Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường định kỳ theo đợt và báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường liên tục theo quý được lưu giữ tại đơn vị.
3. Các báo cáo kết quả quan trắc phải có chữ ký, đóng dấu của cơ quan báo cáo, gửi 01 bản đến cơ quan tiếp nhận thông qua Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử hoặc gửi trực tiếp báo cáo được đóng quyển. Trường hợp gửi trực tiếp bằng báo cáo đóng quyển thì gửi kèm các tệp báo cáo được gửi qua thư điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Mẫu biên bản kỷ luật nhân viên mới nhất 2024
Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên thuộc cơ quan, tổ chức đó phải tuân theo. Kỷ luật mang tính pháp lý hoặc không mang tính pháp...
Mẫu lời cảm ơn khách hàng chuyên nghiệp
Thư cảm ơn khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa bạn và đối tác, người tiêu dùng. Gửi tặng những bức thư cảm ơn mua hàng đúng thời điểm sẽ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, khách hàng sẽ đánh giá bạn là một shop chuyên nghiệp, từ đó trở thành một khách hàng trung thành của bạn, mang về những lợi ích lâu dài...
Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty mới nhất
Góp vốn thành lập công ty là hoạt động không thể trong quá trình thành lập công ty. Để ghi nhận lại hoạt động này một cách rõ ràng, hạn chế tranh chấp, các chủ thể có thể lập hợp đồng góp vốn thành lập công...
Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Theo điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác...
Xem thêm