Mã ngành nghề kinh doanh hóa chất

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa, theo bảng chữ cái hoặc bằng số nhằm thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể, vì vậy khi đăng ký mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong phạm vi nghề đó theo quy định của pháp luật.

Mã ngành nghề là một yếu tố cần thiết khi thành lập doanh nghiệp, trong nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến Mã ngành nghề kinh doanh hóa chất để quý độc giả có thể tham khảo.

Mã ngành nghề kinh doanh là gì?

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa, theo bảng chữ cái hoặc bằng số nhằm thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể, vì vậy khi đăng ký mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong phạm vi nghề đó theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc đăng ký mã ngành kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp hay thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh được quy định như sau:

– Ngành nghề kinh doanh không có điều kiện

+ Phải đăng ký theo mã ngành cấp 4, sau đó mới bổ sung mã ngành nghề cấp 5 theo quy định của pháp luật (nếu có);

+ Trường hợp muốn ghi chi tiết hơn mã ngành kinh doanh cấp 4: Chọn một ngành nghề kinh doanh cấp 4 rồi ghi chi tiết bên dưới các ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành, mã ngành cấp 4 đó.

– Ngành nghề kinh doanh có điều kiện 

Ghi theo mã ngành đăng ký kinh doanh trong văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.

– Ngành, nghề đầu tư không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (văn bản pháp luật khác quy định)

Ghi chi tiết ngành nghề theo văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.

– Ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam (chưa được quy định trong văn bản khác)

+ Vẫn được đăng ký kinh doanh nếu không nằm trong danh mục ngành nghề cấm kinh doanh;

+ Được cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và ghi nhận vào cơ sở dữ liệu quốc gia, gửi văn bản thông báo cho Tổng cục Thống kê – Bộ KH&ĐT để bổ sung ngành nghề kinh doanh mới.

Trước khi tìm hiểu về Mã ngành nghề kinh doanh hóa chất cần hiểu được khái niệm mã ngành nghề kinh doanh như đã giải thích ở trên.

>>>>>> Tham khảo: Thay đổi ngành nghề kinh doanh

Mã ngành nghề kinh doanh hóa chất

Mã ngành nghề kinh doanh hóa chất được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ngành nghề kinh doanh, bao gồm các mã ngành chi tiết như sau:

– 4669 – Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Bán buôn hóa chất

– 2011 – Sản xuất hoá chất cơ bản

– 2029 – Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu

– 4933 – Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Khách hàng cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký ngành nghề thì phải nắm rõ là Mã ngành 4669 là mã ngành bắt buộc phải đăng ký khi thành lập công ty kinh doanh hóa chất còn 3 mã ngành 2011, 2029 và 4933 là 3 mã ngành do chúng tôi đề xuất thêm dựa trên kinh nghiệm riêng để  Khách hàng có thể tham khảo để khi lựa chọn nghành nghề hoạt động.

Mã ngành cấp 4 là gì?

Mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được mã hóa bằng 4 số theo sau mã ngành cấp 3 tương ứng, danh mục mã ngành cấp 4 gồm 486 ngành.

Theo quy định của pháp luật về thành lập công ty, ngành nghề đăng ký kinh doanh khi đăng ký phải được mã hóa theo hệ thông ngành nghề kinh tế Việt Nam. Theo quy định của pháp luật, ngành, nghề kinh doanh của công ty được mã hóa theo mã ngành cấp 4.

Ví dụ: Trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam (Quyết định 27/2018/QĐ-TTg hệ thống ngành nghề Việt Nam) ghi:

01: Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan: là mã ngành cấp 2 có hai chữ số.
011: Trồng cấy hàng năm: Là mã ngành cấp 3 có 3 chữ số.

0111: Trồng lúa: là mã ngành cấp 4 có 4 chữ số.

01181: Trồng rau các loại: là mã ngành cấp 5 có 5 chữ số.

Theo quy định của pháp luật: Khi đăng ký ngành, nghề kinh doanh thành lập công ty, doanh nghiệp chỉ được ghi ngành, nghề cấp 4, tức là ngành, nghề mã hóa có 4 chữ số.(Khi đăng ký ngành, nghề kinh doanh chỉ được ghi: 0111: Trồng lúa).

Các bước thành lập doanh nghiệp kinh doanh hóa chất

Khi đã lựa chọn được Mã ngành nghề kinh doanh hóa chất sẽ tiến hành các bước thành lập công ty kinh doanh hóa chất như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Sử dụng bộ hồ sơ phù hợp với loại hình doanh nghiệp mà Khách hàng dự định thành lập và điền đầy đủ thông tin.

Thành phần hồ sơ thành được quy định cụ thể Điều 19 đến Điều 22 của Luật doanh nghiệp 2020 tùy theo loại hình. 

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh và nhận kết quả

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

– Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

– Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc con dấu và làm bảng hiệu công ty

Căn cứ vào Giấy phép kinh doanh được cấp, doanh nghiệp sử dụng các thông tin: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính để khắc con dấu và bảng hiệu công ty.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty do Luật Hoàng Phi cung cấp

Thực tế thấy được rằng thủ tục thành lập công ty không quá khó khăn tuy nhiên nếu không nắm bắt được các quy định của pháp luật, không nắm được trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp và cũng không rõ những công việc bắt buộc phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp thì sẽ rất dễ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Để tránh được những điều này thì Luật Hoàng Phi sẽ hỗ trợ quý khách hàng thực hiện thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng. Khi bạn sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các thủ tục theo yêu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng các vấn đề như:

– Soạn thảo đầy đủ hồ sơ để thành lập công ty;

– Đại diện khách hàng công chứng, chứng thực, dịch thuật mọi giấy tờ, hồ sơ cần thiết;

– Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư;

– Theo dõi kết quả của hồ sơ và bàn giao kết quả đúng thời hạn cam kết với khách hàng.

Khi tiếp nhận thông tin của khách hàng chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ tại cơ qua có thẩm quyền, quý khách hàng sẽ chỉ cần nhận kết quả cuối cùng là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khi cần tư vấn hoặc hỗ trợ về dịch vụ Quý khách hàng có thể liên hệ cho chúng tôi theo cách thức như sau:

– Yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868

– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Sau khi tăng vốn điều lệ cần làm gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp. Sau khi tăng vốn điều lệ cần làm...

Điều lệ công ty có cần đóng dấu không?

Điều lệ công ty là một tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Điều lệ công ty có cần đóng dấu...

Trường hợp nào phải thay đổi điều lệ công ty?

Điều lệ công ty là văn bản do doanh nghiệp ban hành được xây dựng dựa trên các quy định của pháp luật để ấn định các nguyên tắc trong việc vận hành, quản trị tại doanh...

Ai có thẩm quyền ký điều lệ công ty?

Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động theo khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp....

Người thành lập doanh nghiệp là gì?

Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp theo khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi