Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Ly thân là gì? Pháp luật 2024 có thừa nhận ly thân không?
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2855 Lượt xem

Ly thân là gì? Pháp luật 2024 có thừa nhận ly thân không?

Trong xã hội hiện nay, khi mà sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt và có xu hướng tăng nhanh thì những áp lực từ công việc, gánh ngặng cơm áo gạo tiền cũng từ đó mà ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng. Những nguyên nhân trên cũng đã làm cho tình trạng ly thân của các cặp vợ chồng cũng trở nên phổ biến hơn.

Mặc dù mỗi chúng ta đã từng nghe và nói nhiều đến cụm từ “ly thân”. Tuy nhiên,  không phải tất cả trong chúng ta ai cũng hiểu rõ và hiểu hết về khái niệm cụ thể hay những nội dung liên quan đến vấn đề ly thân này.

Do đó, trong bài viết hôm nay của Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557 chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về định nghĩa ly thân là gì, ly thân có được pháp luật chấp thuận không và giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa ly thân và ly hôn.

Ly thân là gì?

– Ly thân là một trong những trạng thái diễn ra cũng khá phổ biến và dễ bắt gặp trong thời kỳ hôn nhân của các cặp vợ chồng hiện nay, thể hiện sự rạn nứt về mặt tình cảm trong hôn nhân

– Nó có thể được biểu hiện qua việc vợ chồng không chung sống cùng nhau trong cùng một mái nhà, không ngồi cùng ăn trong một mâm cơm, không có những hoạt động sinh hoạt chung hay thậm chí là ngừng chuyện “quan hệ chăn gối” với nhau.

– Nguyên nhân của tình trạng ly thân này như ta đã đề cập ở phần mở đầu của bài viết thì có thể là vì áp lực từ công việc, gánh nặng cơm áo gạo tiền, một số mối quan hệ xã hội bên ngoài, v.v … dẫn đến những mâu thuẫn, tình cảm vợ chồng bị rạn nứt

– Mục đích của việc ly thân là tạo ra một khoảng thời gian và không gian riêng cho mỗi người vợ, người chồng tĩnh tâm suy nghĩ, nhìn lại chính bản thân mình. Để từ đó, có thể thay đổi hoàn thiện cuộc sống hôn nhân của mình theo hướng tích cực hoặc không trong trường hợp xấu nhất có thể sẽ dẫn tới ly hôn.

– Xét về mặt pháp lý, giấy tờ thủ tục thì ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

Chính vì thế, những quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đối với hai vợ chồng về mặt tài sản chung, riêng; về vấn đề chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con cái, v.v … đều vẫn được giữ nguyên và bảo đảm thực hiện.

Ly thân có được pháp luật chấp thuận không?

– Về vấn đề ly thân thì trong pháp luật nói chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành nói riêng thì không có những quy định, chế định cụ thể rõ ràng về khái niệm ly thân là gì hay hệ quả của việc ly thân, v.v …

Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình hay những văn bản pháp luật liên quan khác tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định nào có nội dung là cấm việc ly thân.

– Mà theo tinh thần Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mỗi người dân có quyền thực hiện những hành vi mà pháp luật không cấm.

Nên tóm lại là nhà nước cũng như pháp luật không khuyến khích ly thân mà cũng không cấm việc ly thân giữa các cặp vợ chồng.

Thủ tục ly thân có cần ra tòa không?

Trong lịch sử lập pháp Việt Nam và các văn bản pháp luật hiện hành mà cụ thể là Luật hôn nhân gia đình 2014 không thừa nhận vấn đề ly thân, thực tế trong Luật hôn nhân gia đình 2014 không có một cụm từ nào được gọi là “ly thân”. Do đó cần phải hiểu đây chỉ là một thuật ngữ xã hội mà không phải là một thuật ngữ pháp lý. Cũng chính vì thế mà không có thủ tục nào gọi là thủ tục ly thân. Và ly thân cũng “không phải ra tòa”

Phân biệt ly thân và ly hôn?

Để phân biệt giữa ly thân và ly hôn, chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm khác nhau về khái niệm, hệ quả pháp lý, thủ tục thực hiện, quy định của pháp luật; việc giải quyết quan hệ về tài sản, quyền và nghĩa vụ đối với con cái của vợ và chồng trong hai trường hợp này.

Cụ thể như sau:

Tiêu chí

Ly thânLy hôn

Khái niệm

Ly thân là việc hai người nam và nữ sau kết hôn vẫn đang là vợ chồng nhưng lại sống riêng và không sinh hoạt cùng nhauCòn ly hôn có nghĩa là hai người đã từng là vợ chồng bởi đã chấm dứt quan hệ hôn nhân theo quyết định và bản án của Tòa án có thẩm quyền.

Quy định theo pháp luật

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề ly thân

Ly thân cũng chỉ là một định nghĩa nôm na theo cách hiểu từ đời sống thực tế

Được quy định, cụ thể tại mục 1, chương IV trong Luật hôn nhân và gia đình 2014

Thủ tục tiến hành

Không có quy định về thủ tục bắt buộc phải tiến hành nào cả.

Việc ly thân diễn ra được xác lập khi hai vợ chồng không sống chung, không ăn chung, sinh hoạt chung với nhau.

Theo quy định tại điều 51, điều 55, điều 56 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì bắt buộc phải tiến hành thủ tục để ly hôn theo trường hợp thuận tình ly hôn hoặc ly hôn đơn phương.

Mối quan hệ giữa vợ và chồng

Cả hai vẫn giữ quan hệ là vợ chồng của nhau.Hai bên nam và nữ sẽ chấm dứt quan hệ vợ chồng sau khi cả hai đã hoàn tất những thủ tục ly hôn và Tòa án có tuyên bố chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai người

Mối quan hệ pháp lý

Hai bên vẫn có quan hệ hôn nhân với nhau theo như trên Giấy chứng nhận kết hôn.

Có quyền và nghĩa vụ như những cặp vợ chồng bình thường khác.

Sau khi có quyết định, tuyên bố và hoàn thiện thủ tục ly hôn hợp pháp thì hai bên nam nữ không còn quan hệ vợ chồng

Quan hệ về tài sản

Nếu không có thỏa thuận nào khác giữa hai vợ chồng, thì tài sản được tạo ra, hình thành trong khi ly thân vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng.Tài sản phát sinh, được tạo ra sau khi đã hoàn thiện thủ tục ly hôn đúng pháp luật sẽ là tài sản riêng của mỗi bên.

Giải quyết con chung

Hai vợ chồng sẽ tự thỏa thuận với nhau về việc ai là người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trong thời kỳ ly thân.Con chung của hai vợ chồng cũng được hai bên thỏa thuận về việc ai có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.

Trường hợp không thể thỏa thuận được thì có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến vấn đề ly thân là gì? Ly thân có được pháp luật chấp thuận không? Và giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa ly thân và ly hôn.

Nếu bạn còn có những thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ thêm về vấn đề này bạn vui lòng liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi