Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Điều kiện và thủ tục hợp thửa đất gồm giấy tờ gì?
  • Thứ hai, 09/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 10915 Lượt xem

Điều kiện và thủ tục hợp thửa đất gồm giấy tờ gì?

Mẹ tôi có một mảnh đất, nay muốn Hợp thửa đất với mảnh đất của Dì tôi để chia cho các con cho dễ dàng, vậy muốn hợp thửa đất thì phải đáp ứng điều kiện gì? thủ tục như thế nào? Xin hãy tư vấn giúp tôi

 

Câu hỏi:

Bà ngoại chúng tôi đã mất và để lại một thửa đất có sổ đỏ mang tên Bà (mẹ chúng tôi cũng đã mất). Cả gia đình tôi đồng ý chia một phần đất này cho anh em chúng tôi, phần còn lại để xây nhà thờ chung của dòng họ. Gia đình chúng tôi muốn hợp thửa đất này vào thửa đất của Dì tôi sau đó mới chia làm ba phần. Chúng tôi muốn hỏi: Khi hợp hai thửa đất vào làm một thì có cần điều kiện gì không? thủ tục như thế nào ?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật đất đai, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Vấn đề của bạn là bạn đang muốn hợp 2 thửa đất lại với nhau, việc tách thửa hay hợp thửa đất là việc thay đổi diện tích đất mà bạn đang sử dụng , về mặt thực tế thì bạn vẫn sử dụng những thửa đất đó, tuy nhiên, về mặt giấy tờ pháp lý thì bạn cần thực hiện hợp thửa đất để thủ tục về sau không còn phức tạp và dễ dàng hơn trong việc sử dụng đất cũng như bảo quản các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Hợp thửa đất có thể là việc hợp thửa đất của hai chủ sử dụng khác nhau hoặc của một chủ sở hữu (khi muốn thống nhất về mặt giấy tờ). Trường hợp của bạn chúng tôi nhận thấy, một thửa đất là của Mẹ bạn, một thửa là của Dì bạn cho nên trường hợp này sẽ là hợp thửa đất của hai chủ sử dụng khác nhau. Để được hợp thửa đất thì bạn cần lưu ý:

Thứ nhất,  việc hợp thửa đất chỉ thực hiện đối với các thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất, có nghĩa là Hợp thửa đất sẽ trở thành một thửa đất cho nên thửa đất đó phải có cùng mục đích sử dụng đất, bạn cần xem xét hai thửa đất mà bạn định hợp thửa có cùng mục đích sử dụng đất hay không? nếu có cùng mục đích sử dụng đất thì bạn thực hiện thủ tục hợp thửa như bình thường, còn nếu không cùng mục đích sử dụng đất thì bạn phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật để được Hợp thửa đất. Việc chuyển mục đích sử dụng đất được quy định trong Luật đất đai năm 2013 như sau:

Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Điều kiện và thủ tục hợp thửa đất gồm giấy tờ gì?

Điều kiện và thủ tục hợp thửa đất gồm giấy tờ gì?

Nếu được đất của bạn đang sử dụng được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì bạn phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo những thủ tục như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, Hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất ( theo Mẫu)

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Những giấy tờ trên được nộp đến cơ quan tài nguyên và môi trường cụ thể là Phòng tài nguyên môi trườngthuộc UBND cấp huyện.

Ngoài ra, bạn còn phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gửi đến UNBD cấp Huyện xin phép chuyển mục đích sử dụng đất, bao gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Biên bản xác minh thực địa

– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất

Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trình Ủy ban nhân dân cấp Huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 3: Bạn phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính đã được hướng dẫn để được chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, nếu hai mảnh đất bạn muốn hợp thửa có mục đích sử dụng đất khác nhau thì bạn phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất một trong hai mảnh đất đó, khi đó, hai mảnh đất đó sẽ trở thành đất có cùng mục đích sử dụng đất và bạn sẽ được hợp thửa đất.

Thứ hai, bạn phải xét xem khi đã thực hiện Hợp thửa 2 thửa đất lại với nhau thì thửa đất được hợp lại có vượt hạn mức theo quy định của Pháp luật đất đai hay không, Hạn mức đất là diện tích tối đa cho người sử dụng đất được hưởng các quyền lợi hoặc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Ngoài hạn mức đó, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định. Như vậy, việc xác định hạn mức đất là rất quan trọng,chúng tôi nhận thấy đất của bạn ở trên là đất ở, cho nên theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì :

Điều 143. Đất ở tại nông thôn

2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

Điều 144. Đất ở tại đô thị

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

Như vậy, hạn mức đất sẽ căn cứ vào từng địa phương để quyết định, bạn cần theo dõi các quyết định của UBND cấp tỉnh để thực hiện hợp thửa đất mà không vượt hạn mức đất đã quy định.

Thứ ba, hai mảnh đất này phải có chung một chủ sử dụng, trường hợp của bạn thì một mảnh đất là của Mẹ bạn, một mảnh đất của Dì bạn nên để thực hiện Hợp thửa thì một trong hai bên phải thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho bên kia để hợp thức hóa việc Hợp thửa đất.

Tóm lại, để được Hợp thửa 2 mảnh đất lại với nhau, bạn cần phải xem xét hai điều kiện đó là hai mảnh đất đó có cùng mục đích sử dụng đất hay không? và thứ hai là khi hợp thửa lại thì có vượt hạn  mức đất đã quy định hay không? và xét về yếu tố chủ sử dụng mảnh đất, nếu thỏa mãn những yếu tố trên thì bạn sẽ được thực hiện Hợp thửa đất.

 Thủ tục Hợp thửa đất được quy định tại Điều 75,Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai như sau:

Bước 1: Người đăng kí hợp thửa đất chuẩn bị hồ sơ nộp đến Văn phòng đăng kí đất đai thuộc UBND cấp Huyện. Hồ sơ bao gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp.

– Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK

Bước 2: Văn phòng đăng kí đất đai sẽ thực hiện đo đạc địa chính, lập hồ sơ gửi cơ quan có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời tiến hành chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 3: Văn phòng đăng kí đất đai thực hiện trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Như vậy, để được Hợp thửa đất, bạn phải đáp ứng các điều kiện như đã quy định và thực hiện chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đúng theo quy định để việc Hợp thửa đất được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi