Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Lưu ý điều khoản phạt vi phạm hợp đồng
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1679 Lượt xem

Lưu ý điều khoản phạt vi phạm hợp đồng

Phạt vi phạm là một trong loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa như một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên.

Hợp đồng là sự thỏa thuận mang tính bắt buộc giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Nhằm đảm bảo các thỏa thuận được thực thi trên thưc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền, pháp luật quy định khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tùy tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả hành vi vi phạm thì sẽ phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý cụ thể.

Trong đó có phạt vi phạm hợp đồng. Lưu ý điều khoản phạt vi phạm hợp đồng là câu hỏi được quan tâm giữa các bên, chúng tôi xin đưa ra một số Lưu ý điều khoản phạt vi phạm hợp đồng để quý độc giả nắm được.

Phạt vi phạm hợp đồng

Trước khi tìm hiểu về Lưu ý điều khoản phạt vi phạm hợp đồng thì bài viết đưa ra cách hiểu về Phạt vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm là một trong loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có  ý nghĩa như một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm  nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên.

Khi soạn điều khoản này, cần phải xem xét đến mối quan hệ, độ tin tưởng lẫn nhau của các bên mà quy định hoặc không quy định về vấn đề vi phạm. Thông thường, với những đối tác có mối quan hệ thân thiết, tin cẫy lẫn nhau, uy tín của các bên đã được khẳng định trong thời gian dài thì thường  các chủ thể không thỏa thuận điều khoản này

Có thể hiểu phạt vi phạm hợp đồng được hiểu là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm điều khoản, nội dụng hợp đồng phải trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng. Mức phạt này có thể do các bên tự thỏa thuận với nhau nếu thuộc hợp đồng dân sự hoặc áp dụng theo đúng chế tài xử lý mà pháp luật quy định trong các tính chất hợp đồng khác.

Mục đích chủ yếu của việc đưa ra phạt vi phạm để đảm bảo tối đa quyền lợi của các chủ thể hợp đồng, đồng thời mang tính chất phòng ngừa vi phạm và để nâng cao ý thức tuân thủ các điều khoản đã ghi nhận trong hợp đồng.

Lưu ý điều khoản phạt vi phạm hợp đồng

Lưu ý điều khoản phạt vi phạm hợp đồng là những điều các bên chủ thể khi ký kết hợp đồng cần quan tâm. Một số Lưu ý điều khoản phạt vi phạm hợp đồng cần được các bên chủ thể quan tâm như:

Thứ nhất: Các trường hợp phạt vi phạm hợp đồng. Chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được đặt ra nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận. Đây là điểm khác biệt của loại chế tài này so với các loại chế tài khác như: buộc bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, …

Ngoài điều kiện phải được xác lập trong thỏa thuận, để có thể áp dụng trên thực tế chế tài này thì bên yêu cầu áp dụng cần chứng mình được các yếu tố sau: Có hành vi vi phạm hợp đồng; Thiệt hại thực tế; Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại.

Thứ hai: Lưu ý về mức phạt vi phạm hợp đồng. Với mỗi hợp đồng khác nhau thì mức phạt vi phạm lại khác nhau. Đối với phạt vi phạm hợp đồng dân sự thì pháp luật sẽ tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tham gia. Trong trường hợp bên nào vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng thì phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm theo đúng hợp đồng đã ký (ngoại trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác).

Về mức phạt thì các bên chủ thể có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm chứ không bị bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm mà vừa phải chịu bồi thường. (Với trường hợp các chủ thể tham gia hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc phải chịu đồng thời phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm). Đối với vi phạm hợp đồng trong thương mại thì mức phạt hợp đồng do các bên thoản thuận ghi nhận trong hợp đồng. Tuy nhiên có sự khác biệt với hợp đồng dân sự đó là luật thương mại có ấn định phạt nhưng không được vượt quá 8% nghĩa vụ hợp đồng vi phạm (ngoại trừ trường hợp phạt vi phạm trong trường hợp kết quả giám định sai được quy định tại điều 266 Luật thương mại hiện hành).

Phạt vi phạm hợp đồng trong hoạt động xây dựng cũng quy định mức phạt hợp đồng xây dựng sẽ do các bên tự thống nhất thỏa thuận với nhau và được ghi nhận trong hợp đồng. Riêng đối với công trình xây dựng mà sử dụng vốn nhà nước thì mức phạt hợp đồng không được vượt quá 12% giá trị của phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài ra thì ngoài mức phạt theo thỏa thuận giữa các bên thì bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại ngoại trừ pháp luật liên quan có quy định khác.

Thứ ba: Lưu ý về việc ngoài phạt vi phạm hợp đồng thì các chế tài khác được áp dụng đồng thời như: Buộc thực hiện đúng hợp đồng. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.

Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Ngoài ra còn bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết lưu ý điều khoản phạt vi phạm hợp đồng cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi