Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Luật sư có phải là công chức, viên chức không?
  • Chủ nhật, 12/03/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1177 Lượt xem

Luật sư có phải là công chức, viên chức không?

Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. Vậy Luật sư có phải là công chức, viên chức không?

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vậy luật sư có phải là công chức, viên chức không?

Điều kiện trở thành luật sư

Để trở thành luật sư, công dân Việt Nam phải đáp ứng đồng thời được các điều kiện sau đây:

– Người có đủ tiêu chuẩn là Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư

– Phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Luật sư có phải là công chức, viên chức không?

Để trả lời câu hỏi Luật sư có phải là công chức, viên chức không? thì chúng ta cần phải xét đến các điều kiện để trở thành luật sư.

Căn cứ Khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư quy định về một số đối tượng không được ấp chứng chỉ hành nghề luật sư:

– Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

– Không thường trú tại Việt Nam;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

– Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;

– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Những người thuộc đối tượng đầu tiên bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

Như vậy, luật sư không phải là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

Luật sư và công chức khác nhau như thế nào?

Trên thực tế, có nhiều người vẫn hiểu lầm luật sư là ông chức, là một chức vụ làm trong cơ quan nhà nước. Vì thế, những thông tin sau đây sẽ giúp Quý vị phân biệt 2 đối tượng này.

Tiêu chíLuật sưCông chức
Bản chấtMột ngành nghềMột chức danh
Tiêu chuẩnCó bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.

(Theo Điều 10 Luật luật sư 2006)

Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, các tổ chức chính trị, xã hội.

(Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi 2019)

Được quản lý trực tiếp bởi– Tổ chức hành nghề luật sư

– Bộ Tư pháp

– Cơ quan Nhà nước đang công tác

– Tổ chức chính trị, xã hội đang công tác

Phạm vi công việc– Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa.

– Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.

– Thực hiện tư vấn pháp luật.

– Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

– Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư.

(Điều 22 Luật luật sư 2006)

– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

– Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

– Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

– Chấp hành quyết định của cấp trên.

– Các công việc khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008)

Chế độ hưởng lương– Theo hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư.

– Theo doanh thu khi tự mở tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân.

Được Nhà nước chi trả theo ngạch, hệ số.
Chấm dứt tư cáchKhi bị thu hồi chứng chỉ hành nghề– Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức.

– Về hưu

Trên đây là nội dung bài viết Luật sư có phải là công chức, viên chức không? cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi