Luân chuyển là gì?
Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
Luân chuyển là một động từ thể hiện trạng thái chuyển dịch vị trí của sự vật, hiện tượng hay con người. Chẳng hạn, chúng ta hay sử dụng động từ luân chuyển để nói về sự chuyển dịch của hàng hóa, hay luân chuyển nhân sự để nói về hoạt động quản lý công tác giữa cơ quan, tổ chức đối với với một cá nhân cụ thể.
Vậy dưới góc độ pháp lý luân chuyên là gì? Bài viết dưới đây sẽ có những phân tích chuyên biệt, cụ thể về vấn đề luân chuyển nhân sự, đặc biệt là luân chuyển nhân sự trong hoạt động quản lý nhà nước.
Luân chuyển là gì?
Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ theo quy định tại khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
Từ quy định trên có thể thấy, luân chuyển trong quản lý hành chính nhà nước có những đặc trưng sau:
Thứ nhất: Hoạt động luân chuyển trong quản lý hành chính nhà nước chỉ áp dụng đối với cá nhân giữ chức vụ là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý
Đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt đối với cán bộ, công chức – đào tạo, bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tế.
Thứ hai: Việc luân chuyển cán bộ và công chức lãnh đạo, quản lý không chỉ giới hạn ở các ngành, các cấp, các lĩnh vực trong bộ máy nhà nước. Cán bộ và công chức lãnh đạo được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội căn cứ vào quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý.
Ngoài việc giải thích luân chuyển là gì? chúng tôi xin làm rõ một số những khái niệm có liên quan như biệt phái, điều chuyển để Quý độc giả có thêm thông tin hữu ích trong những phần tiếp theo của bài viết.
Biệt phái là gì?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), biệt phái được định nghĩa như sau:
“ Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ”.
Từ quy định trên có thể thấy, biệt phái trong quản lý hành chính nhà nước có những đặc trưng sau:
Thứ nhất: Hoạt động biệt phái trong quản lý hành chính nhà nước chỉ áp dụng với cá nhân giữ chức vụ công chức.
Thứ hai: Công chức được biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, đơn vị nơi được cử đến. Cơ quan, đơn vị biệt phái công chức có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được biệt phái.
Thứ ba: Trong thời gian công tác biệt phái, công chức vẫn được coi là thuộc biên chế của cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc trước khi được cử đi công tác biệt phái. Cơ quan, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái. Thời gian công tác biệt phái được tính là thời gian công tác liên tục.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 53 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành lĩnh vực do Chính phủ quy định; Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Điều chuyển là gì?
Hoạt động điều chuyển trong quản lý hành chính nhà nước còn có cách gọi khác theo luật định là điều động.Theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), điều động được định nghĩa như sau:
“ Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác”.
Như vậy, việc điều động cán bộ, công chức do cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức thực hiện căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, quy hoạch cán bộ và quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức.
Ngoài những hình thức sử dụng nhân sự như trên, trong quản lý hành chính nhà nước còn có các hình thức khác như:
– Miễn nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Cán bộ, công chức được miễn nhiệm trong trường hợp không đủ sức khỏe; không đủ năng lực, uy tín; theo yêu cầu nhiệm vụ và vì lý do khác. Họ cũng có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức trong những trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, họ vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao đến khi cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức hoặc miễn nhiệm.
– Bổ nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. Công chức có thể được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời hạn 05 năm căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn, điều kiện cuả chức vụ lãnh đạo, quản lý (đạt tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ, chức danh được bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng; có bản kê khai tài sản; trong độ tuổi bổ nhiệm; có đủ sức khỏe; không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật).
Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết luân chuyển là gì? Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi để được giải đáp, trân trọng!
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Hướng dẫn thủ tục cấp giấy đi đường tại Hà nội từ ngày 6.9.2021
Qua bài viết chúng tôi xin Hướng dẫn thủ tục cấp giấy đi đường tại Hà nội từ ngày 6.9.2021 để bạn đọc quan tâm nắm được nội dung....
Quy định cách ly tại nhà bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại Quyết định 879/QĐ-BYT ngày 12 tháng 03 năm 2020 của Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà, nơi lưu trú phòng chống dịch covid 19 thì thời gian cách ly là 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền...
Vạch xương cá là gì? Mức phạt khi vi phạm vạch xương cá
Khi người điều khiển xe ô tô, xe máy.. mà vì bất cứ lí do gì mà đè vào vạch xương cá thì sẽ bị tính là lỗi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ...
Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước
Bộ máy hành chính nhà nước là một chỉnh thể thống nhất thông suốt từ cấp trung ương đến cấp địa phương và được phân chia thành hai bộ phận: bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và bộ máy hành chính nhà nước ở địa...
Bị dị ứng cơ địa có tiêm vắc xin covid-19 được không?
Bệnh lý dị ứng cơ địa được hiểu là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một số tác nhân bên ngoài môi trường. Theo đó, khi kháng thể immunoglobulin E (lgE) trong cơ thể gặp tác nhân gây hại, cụ thể là các tác nhân bên ngoài môi trường sẽ tăng cường sản xuất histamine, từ đó xuất hiện các phản ứng viêm, sưng, mẩn đỏ và ngứa,......
Xem thêm