Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền năm 2024?
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 14750 Lượt xem

Lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền năm 2024?

Thực tế thấy được rằng vì những lý do khách quan hoặc chủ quan khác nhau mà những người điều khiển phương tiện giao thông trên đường có thể chạy quá tốc độ tối đa theo quy định.

Hành vi chạy quá tốc độ là một lỗi rất thường xuyên gặp đối với những người điều khiển xe máy và xe ô tô trên đường. Việc chạy quá tốc độ là rất nguy hiểm không chỉ đối với người điều khiển phương tiện mà còn đối với những người tham gia giao thông trên đường. Vậy lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền?

Quá tốc độ là gì?

Quá tốc độ là vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông trên đường.

Tốc độ giới hạn cho phép chính là tốc độ được xác định để các tài xế điều khiển phương tiện ở tốc độ hợp lý, phù hợp với điều kiện giao thông, đủ khả năng để có thể xử lý được các tình huống nếu có bất thường xảy ra.

Chạy quá tốc độ là một lỗi phổ biến mà những người điều khiển phương tiện giao thông thường gặp phải.

Việc điều khiển xe vượt quá tốc độ đồng nghĩa việc sẽ làm giảm khả năng phản ứng trước những tình huống đột ngột từ đó sẽ tăng khả năng gặp va chạm và thậm chí gây ra tai nạn cho chính bản thân người điều khiển xe và những người đi cùng cũng như người tham gia giao thông xung quanh.

Tùy thuộc vào mỗi loại xe khác nhau thì pháp luật đã có những quy định cụ thể về tốc độ mà các phương tiện phải chấp hành để có thể bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường.

Rất nhiều người hiện nay khi tham gia giao thông gặp phải lỗi vượt quá tốc độ. Vậy lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt lỗi quá tốc độ xe máy

Đối với xe máy khi vượt quá tốc độ theo quy định tùy thuộc vào mức vượt quá là bao nhiêu thì mức phạt sẽ là khác nhau:

– Điểm a Khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;”

– Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy đinh: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;”

Từ đó thấy được rằng đối với những trường hợp vượt quá tốc độ theo quy định như đã nêu ở trên thì mức phạt tiền sẽ là khác nhau phụ thuộc vào mức vượt quá.

Như vậy nội dung trên đã giải thích chi tiết về vấn đề lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền? theo quy định.

Mức phạt quá tốc độ xe ô tô từ 4-10 km

Nhiều người điều khiển ô tô lưu thông trên đường khi bị xử phạt với lỗi vượt quá tốc độ luôn băn khoăn về vấn đề lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền? và mức phạt quá tốc độ từ 4-10 km.

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;”.

Căn cứ theo quy định đã nêu ở trên sẽ chia thành 2 trường hợp:

– Trường hợp vượt quá tốc độ dưới 5 km/h căn cứ theo quy định trên thì sẽ không bị xử phạt;

– Trường hợp vượt quá tốc độ từ 5km/h đến dưới 10 km/h mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Như vậy đối với trường hợp xe ô tô vượt quá tốc độ từ 4km/h đến dưới 5km/h thì sẽ không bị xử phạt theo quy định như trên.

Mức phạt quá tốc độ xe ô tô từ 10-20 km

Có thể thấy khi điều khiển xe ô tô lỗi chạy quá tốc độ là một trong những lỗi dễ gặp phải nhất bởi lẽ chỉ cần một cú nhích ga nhẹ thì đã có thể vượt quá tốc độ cho phép theo quy định. Chính vì thế lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền? và mức phạt quá tốc độ xe ô tô từ 10-20 km phạt như thế nào được được rất nhiều người đặt ra khi có hành vi vi phạm.

Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.”

Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy pháp lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng được quy định cụ thể tại Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy đối với người điều khiển xe ô tô khi tham gia giao thông vượt quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h thì sẽ bị phạt tiền theo quy định trên ngoài ra sẽ còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng.

Chạy quá tốc độ 60/ 50 km phạt bao nhiêu tiền?

Khi bị xử phạt đối với lỗi vượt quá tốc độ thì thường trong biên bản sẽ có ghi là vượt quá tốc cụ thể là bao nhiêu km/h. Trong một số trường hợp có ghi chạy quá tốc độ 60/50 km nên nhiều người không hiểu với trường hợp này thì là vượt quá bao nhiêu km/h và lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền? trong trường hợp này.

Có thể hiểu đối với trường hợp ghi chạy quá tốc độ 60/50 km/h thì có nghĩa là người điều khiển xe đã chạy quá tốc độ là 10 km/h so với quy định. Theo đó căn cứ theo quy định về chạy quá tốc độ thì mức phạt tiền như sau:

– Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (căn cứ Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/NĐ-CP).

Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng ( Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Đối với xe máy: mức phạt đối với trường hợp vượt quá tốc độ 10 km/h là phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Như vậy đối với ô tô khi chạy quá tốc độ 60/50 km/h ngoài việc bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một thời gian nhất định do đó khi điều khiển xe thì cần phải lưu ý để tránh trường hợp vi phạm.

Chạy quá tốc độ có bị giữ bằng lái xe không?

Căn cứ theo quy định tại thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư trừ đường cao tốc đối với đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 60km/h; còn đối với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa là 50 km/h.

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.

Theo đó khi điều khiển xe tham gia giao thông thì người điều khiển xe cần tuân thủ các quy định của luật giao thông cũng như là về tốc độ của xe theo quy định như trên.

Trong trường hợp điều khiển xe vượt quá tốc độ theo quy định thì sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vượt quá là bao nhiêu. Vậy chạy quá tốc độ có bị giữ bằng lái xe không?

– Đối với xe ô tô: trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h thì phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

+ Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (căn cứ theo Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

+ Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (quy định tại Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Từ những quy định trên thấy được rằng trong trường hợp điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định từ 10 km/h trở lên tùy thuộc vào mức độ vượt quá thì thời gian giữ bằng sẽ là khác nhau. Do đó điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ trong các trường hợp như đã nêu ở trên thì sẽ bị giữ bằng lái xe.

– Đối với xe máy: Trường hợp điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (được quy định cụ thể tại điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Như vậy nếu xe máy chạy quá tốc độ theo quy định như đã nêu ở trên thì ngoài bị phạt tiền thì sẽ bị giữ bằng lái xe trong một thời gian nhất định.

Chạy quá tốc độ có bị giam xe không?

Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường nếu vượt quá tốc độ theo quy định ngoài việc bị phạt tiền thì trong một số trường hợp còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với cả xe ô tô và xe máy. Vậy chạy quá tốc độ có bị giam xe không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì: “ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm”. Thời gian tạm giữ phương tiện tối đa là đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Dựa theo căn cứ như đã nêu ở trên thì trường hợp chạy quá tốc độ vẫn có thể bị giam xe theo quy định.

Hy vọng rằng nội dung bài viết trên đã giúp quý độc giả hiểu được rõ hơn về vấn đề lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền? theo quy định của pháp luật hiện nay.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi