Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Không có tài sản để thực hiện quyết định thi hành án thì xử lý thế nào?
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5191 Lượt xem

Không có tài sản để thực hiện quyết định thi hành án thì xử lý thế nào?

Cách đây 5 năm, bạn tôi do uống rượu say nên gây ra tai nạn giao thông. Tòa xử 4 năm tù và bồi thường 20 triệu đồng. Nay đã được ra tù nhưng chưa trả được hết tiền bồi thường. Bạn tôi không có tài sản để bồi thường theo quyết định cả tòa thì xử lý thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Nguyễn Ngọc Hải, tôi có vấn đề xin được Luật sư tư vấn như sau:

Cách đây 5 năm, bạn tôi là Nguyễn Thanh Hà do uống rượu say mà gây ra tai nạn giao thông, bị Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa kết án 4 năm tù. Cùng với bồi thường cho gia đình nạn nhân số tiền 20 triệu đồng. Đầu năm nay bạn tôi đã chấp hành xong hình phạt tù và được ra nhưng vì hoàn cảnh gia đình nó rất khó khăn, ba mẹ đều mất sớm, cũng không có anh em họ hàng thân thích gì giúp đỡ nên số tiền bồi thường vẫn chưa đưa hết được cho người ta. Hiện tại bạn tôi cũng chưa được xóa án tích. Bây giờ gia đình họ đến đòi tiền và dọa không đưa tiền bồi thường thì lại báo công an xích cổ. Chúng tôi đều không hiểu biết pháp luật nên không biết trường hợp này bạn tôi không còn tài sản để bồi thường cho người ta thì bị xử lý ra sao? Liệu bạn tôi có bị đi tù nữa không?

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo những thông tin bạn trình bày thì hiện tại bạn của bạn là anh Nguyễn Thanh Hà mới chỉ chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn 4 năm còn chưa hoàn thành xong nghĩa vụ dân sự về việc bồi thường thiệt hại đối với gia đình nạn nhân là 20.000.000 đồng theo như quyết định của Tòa. Đây là phần nghĩa vụ mà anh Hà bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, điều kiện gia đình vô cùng khó khăn nên hiện tại anh Hà không có tài sản để thực hiện phần nghĩa vụ bồi thường này.

Đối với trường hợp người phải thi hành án không có tài sản để thực hiện quyết định thi hành án thì căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 về Xác minh điều kiện thi hành án như sau:

“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

2. Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

3. Cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện thi hành án….”

Như vậy, trong trường hợp người phải thi hành án mà chưa có điều kiện thi hành án thì chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án, ít nhất 06 tháng một lần. Nếu như trong thời gian tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì cơ quan thi hành án sẽ có biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Không có tài sản để thực hiện quyết định thi hành án thì xử lý thế nào?

Tại Điều 76, Điều 78, Điều 79, Điều 80, Điều 81 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định Về việc cưỡng chế thi hành án đối với phần tài sản là tiền như sau:

Điều 76. Khấu trừ tiền trong tài khoản

1. Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế.

2. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người được thi hành án theo quyết định khấu trừ”.

Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.

2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo thỏa thuận của đương sự;

b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;

c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.

3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Điều 79. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án

1. Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để thi hành án.

Khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.

2. Chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án.”

Điều 80. Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ

Trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.”

“Điều 81. Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ

Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.”

Như vậy, từ những quy định trên thì đối với trường hợp của anh Hà vì hiện tại anh Hà không có tài sản gì để thực hiện quyết định thi hành án của Tòa nhưng nếu vẫn còn khả năng lao động, có khả năng tạo lập ra những khoản thu nhập từ lao động sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản được người thứ ba nắm giữ hay những khoản chi phí khác thì cơ quan thi hành án sẽ khấu trừ tài sản và thực hiện việc thi hành án đối với anh Hà. Việc bồi thường này sẽ được thực hiện đến khi anh Hà hoàn thành xong số tiền theo quyết định của Tòa là 20.000.00 đồng. Nếu chưa thực hiện xong nghĩa vụ này thì anh Hà không phải đi tù vì đây là nghĩa vụ dân sự phải thực hiện mà không phải trách nhiệm hình sự. Do đó, việc đe dọa của gia đình người thân nạn nhân là trái quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi