Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Khái niệm Phóng tác là gì? Đặc điểm của phóng tác?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2085 Lượt xem

Khái niệm Phóng tác là gì? Đặc điểm của phóng tác?

Việc phóng tác sẽ tạo ra một tác phẩm phóng tác. Đây là tác phẩm được tạo ra dựa trên một tác phẩm sẵn có nhưng có sự sáng tạo nhất định về nội dung, hình thức, ngôn ngữ,… của tác phẩm

Hiện nay, khi bàn về cách thức tạo ra một tác phẩm phái sinh, chúng ta thường nhắc đến việc cải biên hoặc chuyển thể mà không đề cập đến việc phóng tác. Vì vậy, đây vẫn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều độc giả. Thông qua bài viết này, chúng tôi xin cung cấp những thông tin cơ bản nhất về phóng tác là gì?.

Khái niệm phóng tác là gì?

Phóng tác là việc mô phỏng theo nội dung một tác phẩm đã có trước, chuyển tác phẩm từ thể loại này sang thể loại khác để tạo ra tác phẩm có hình thức thể hiện khác với hình thức thể hiện của tác phẩm ban đầu căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.

Cũng theo quy định trên, tác phẩm phóng tác chính là một tác phẩm phái sinh.

VD: Tác phẩm Đoạn trường Tân Thanh của Nguyễn Du là tác phẩm phóng tác từ tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Hiểu được khái niệm phóng tác là gì, để nhận diện phóng tác và tác phẩm phóng tác trên thực tế, Quý vị không thể bỏ qua những nội dung tiếp theo của bài viết.

Đặc điểm của phóng tác như thế nào?

– Việc phóng tác sẽ tạo ra một tác phẩm phóng tác. Đây là tác phẩm được tạo ra dựa trên một tác phẩm sẵn có nhưng có sự sáng tạo nhất định về nội dung, hình thức, ngôn ngữ,… của tác phẩm

– Người phóng tác là tác giả phóng tác, được hưởng quyền tác giả kể từ khi tác phẩm phái sinh được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

– Việc phóng tác thể hiện sự kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị mới. Vì vậy, nó sẽ hấp dẫn nhiều thế hệ bạn đọc hơn, từ đó có thể giúp tác phẩm gốc được biết đến rộng rãi hơn.

Quyền tác giả đối với tác phẩm phóng tác

Tác phẩm phóng tác là một loại tác phẩm phái sinh. Vì vậy, nó được hưởng đầy đủ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, bao gồm:

– Quyền nhân thân theo quy định tại Điều 19 Luật SHTT, bao gồm các quyền: Quyền đặt tên cho tác phẩm; có quyền đứng tên thật hoặc là bút danh trên tác phẩm; quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác được công bố tác phẩm đó; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

– Quyền tài sản theo quy định tại Điều 20 Luật SHTT, bao gồm các quyền: Quyền được làm tác phẩm phái sinh; quyền biểu diễn tác phẩm đó trước công chúng; quyền được sao chép tác phẩm; quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng những phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử; quyền cho thuê bản gốc hay bản sao tác phẩm điện ảnh.

Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm phóng tác

– Tác phẩm phóng tác chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

– Tác phẩm phóng tác phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm phóng tác

– Quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm phóng tác được bảo hộ vô thời hạn theo quy định tại Điều 27 Luật SHTT.

– Thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản đối với tác phẩm phóng tác tùy thuộc vào loại hình tác phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật SHTT.

+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

+ Tác phẩm không thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

– Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả các thông tin cần thiết về khái niệm phóng tác là gì và quyền tác giả đối với tác phẩm phóng tác. Khi có nội dung thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi