Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con của mẹ đơn thân
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1341 Lượt xem

Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con của mẹ đơn thân

Đăng ký khai sinh là một thủ tục không khó, song trong quá trình thực hiện do thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật nhiều bà mẹ đơn thân lại chưa biết cách thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho con của mình.

Hiện nay, tình trạng phụ nữ làm mẹ đơn thân từ khi còn rất trẻ đang diễn ra ngày càng phổ biến trong xã hội. Điều này khiến cho họ gặp không ít khó khăn không chỉ về tài chính, tinh thần mà còn trong các thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục về đăng ký khai sinh.

Nhằm giúp đỡ mẹ đơn thân trong việc đăng ký khai sinh cho con, Luật Hoàng Phi xin hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con của mẹ đơn thân theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Giấy khai sinh là gì?

Trước khi Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con của mẹ đơn thân, các bà mẹ đơn thân cần phải nắm bắt một số thông tin quan trọng liên quan đến giấy khai sinh như giấy khai sinh là gì? Thẩm quyền cấp giấy khai sinh? Thời gian đăng ký khai sinh?

– Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh.

Theo quy định tại luật hộ tịch thì Nội dung đăng ký khai sinh gồm: Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Lưu ý: Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.  Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.

Thẩm quyền cấp giấy khai sinh

Thẩm quyền cấp giấy khai sinh: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) hoặc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Thời điểm đăng ký giấy khai sinh: Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Như vậy, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, người thân của trẻ phải có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ.

Mẹ đơn thân có được làm giấy khai sinh cho con hay không?

Từ quy định của Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, có thể thấy việc đăng ký khai sinh cho con không nhất thiết phải có sự có mặt của cả cha và mẹ. Vì vậy, mẹ đơn thân cũng là đối tượng được đăng ký khai sinh cho con theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm:

– Tờ khai đăng ký khai sinh

– Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

+ Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;

 + Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Lưu ý: người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng

đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng).

Ngoài ra, mẹ đơn thân phải xuất trình: Bản chính Giấy chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của mẹ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký khai sinh. Người nộp hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi người mẹ đang cư trú.

 Lưu ý:

– Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Hồ sơ được nộp tại UBND cấp xã.

– Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định của pháp luật thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh là 01 ngày làm việc.

Trên đây là một số thông tin mà  chúng tôi muốn gửi đến Khách hàng nhằm Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con của mẹ đơn thân. Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc gì chưa hiểu vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900.6557 để được giúp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi