Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có phải công chứng?
  • Thứ sáu, 26/08/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 518 Lượt xem

Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có phải công chứng?

Hoạt động bán đấu giá tài sản là một hình thức bán tài sản công khai để cho nhiều người có thể cùng tham gia vào việc trả giá để mua một tài sản. Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá cần nộp một khoản lệ phí theo đúng quy định của pháp luật.

Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá là cơ sở pháp lý để chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bán đấu giá. Vậy Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có phải công chứng? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá là gì?

Hoạt động bán đấu giá tài sản là một hình thức bán tài sản công khai để cho nhiều người có thể cùng tham gia vào việc trả giá để mua một tài sản. Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá cần nộp một khoản lệ phí theo đúng quy định của pháp luật.

Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá có giá trị xác nhận việc mua bán tài sản bán đấu giá, là cơ sở pháp lý để chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bán đấu giá. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng.

Nội dung và hình thức hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá

Đối với mỗi loại tài sản đấu giá khác nhau thì sẽ có một hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá khác nhau. Tuy nhiên, các hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá sẽ có các nội dung chính sau đây:

+ Tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản.

+ Họ, tên của đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản.

+ Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá.

+ Họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân của người mua được tài sản bán đấu giá.

+ Thời gian, địa điểm bán đấu giá tài sản.

+ Tài sản bán đấu giá.

+ Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá.

+ Giá bán tài sản.

+ Thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán tiền mua tài sản đã bán đấu giá.

+ Thời hạn, địa điểm giao tài sản đã bán đấu giá cho người mua được tài sản bán đấu giá phù hợp với hợp đồng bán đấu giá tài sản, trừ khi các bên liên quan có thỏa thuận khác.

+ Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ của các bên.

Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá được lập thành ít nhất là 04 bản, trong đó tổ chức bán đấu giá tài sản giữ một bản và gửi cho người mua được tài sản bán đấu giá, người có tài sản bán đấu giá, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, mỗi nơi một bản.

Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có phải công chứng không?

Bộ luật Dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, quy định về Hình thức giao dịch dân sự tại Điều 119 như sau: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.

Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bán đấu giá tài sản tại Điều 451 có nội dung như sau: “Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản”.

Trong khi đó, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 dẫn chiếu đến Bộ luật Dân sự tại Khoản 2, Điều 46 như sau: “Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự”.

Như vậy Pháp luật quy định các giao dịch phải công chứng, chứng thực được quy định tại các văn bản chuyên ngành khác nhau. Thường những giao dịch liên quan tới bất động sản pháp luật; hoặc các giao dịch liên quan tới động sản có đăng ký quyền sở hữu bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực.

Trình tự thủ tục công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá

Bước 1: Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng

Người yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ như đã liệt kê phía trên đến tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng, Văn phòng Công chứng).

Bước 2: Thụ lý hồ sơ

Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ.

Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì có thể yêu cầu nộp bổ sung hoặc từ chối thụ lý (nêu rõ lý do từ chối).

Bước 3: Làm rõ các vấn đề và kiểm tra dự thảo

Sau khi hồ sơ được thụ lý, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu một số thông tin về quy định của thủ tục công chứng, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, quyền và nghĩa vụ cũng như ý nghĩa, hậu quả pháp lý của các bên khi tham gia hợp đồng này.

Trường hợp công chứng viên phát hiện có căn cứ cho rằng hồ sơ còn một số vấn đề chưa rõ hay không phù hợp pháp luật thì có quyền yêu cầu người nộp làm rõ hoặc đề nghị xác minh, giám định. Nếu người yêu cầu không thực hiện được thì có quyền từ chối công chứng.

Kiểm tra dự thảo: Công chứng viên kiểm tra dự thảo có đảm bảo phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật, đạo đức hay không. Trường hợp không phù hợp thì có thể yêu cầu điều chỉnh.

Bước 4: Ký chứng nhận

Người yêu cầu tiến hành đọc lại dự thảo, ký xác nhận và xuất trình bản chính các giấy tờ cho Công chứng viên.

Sau khi đã đối chiếu thì Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Tiếp theo, chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 5: Trả kết quả

Bộ phận thu phí sau hoàn thành việc thu các chi phí phát sinh sẽ đóng dấu và trả kết quả cho các bên yêu cầu.

Thời hạn giải quyết việc công chứng là trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hợp đồng phức tạp hay có vấn đề phát sinh thì có thể kéo dài thời hạn công chứng nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có phải công chứng? Khách hàng quan tâm, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.

->>> Tham khảo thêm: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

->>> Tham khảo thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi