Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu Hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp 2024
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 8816 Lượt xem

Mẫu Hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp 2024

Hợp đồng đào tạo nghề là hợp đồng có sự thỏa thuận giữa người lao động được đào tạo nghề và người sử dụng lao động, hợp đồng nãy sẽ được giao kết trong trường hợp người lao động được đào tạo về trình độ chuyên môn trong nước hoặc ngoài nước.

Ở Việt Nam hiện nay đã không ít các bạn trẻ tốt nghiệp THPT đã không chọn con đường học lên cao đẳng, đại học mà lại lựa chọn cho mình việc học nghề để có thu nhập.

Thời gian gần đây Luật Hoàng Phi nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi muốn chia sẻ một số thông tin để khách hàng tham khảo như sau:

Hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp là gì?

Hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp là một loại hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp với mục đích đào tạo, huấn luyện, nâng cao kỹ năng và năng lực cho người lao động để phục vụ cho công việc trong doanh nghiệp.

Theo đó, đối với người lao động, hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp cung cấp cho họ cơ hội được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng để có thể phát triển sự nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc. Đối với doanh nghiệp, hợp đồng đào tạo nghề giúp họ đào tạo được nhân lực có năng lực, kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong hợp đồng này, các điều khoản về thời gian, nội dung, phương thức đào tạo, chế độ hỗ trợ chi phí đào tạo, quyền và nghĩa vụ của người lao động và doanh nghiệp sẽ được quy định rõ ràng. Đồng thời, các quy định pháp luật liên quan đến lao động và đào tạo cũng được áp dụng đầy đủ trong hợp đồng này.

Hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp là hợp đồng có sự thỏa thuận giữa người lao động được đào tạo nghề và người sử dụng lao động, hợp đồng này sẽ được giao kết trong trường hợp người lao động được đào tạo về trình độ chuyên môn trong nước hoặc ngoài nước.

Bộ luật lao động có quy định khi tham gia đào tạo nghề thì các doanh nghiệp dạy nghề và người học nghề phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề, đây chính là sự giao kết và bắt buộc để các bên cùng thực hiện tốt công việc.

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp mới nhất

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/09/MẪU-HỢP-ĐỒNG-ĐÀO-TẠO-NGHỀ-TẠI-DOANH-NGHIỆP.docx”]

Luật Hoàng Phi xin chia sẻ đến Quý khách hàng mẫu hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp mới nhất như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI DOANH NGHIỆP

Số: ……………

Căn cứ ……………………………………………………

Căn cứ………………………………………………………

Căn cứ  cơ cấu tổ chức và Quy chế Công ty ………………………………….

Căn cứ Quy chế Trung tâm dạy nghề …………………………………………..

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm ……, tại …………………….., chúng tôi gồm:

Bên dạy nghề (sau đây gọi tắt là bên A)

Đại diện: …………………….…………………….…………………….………

Chức vụ: …………………….…………………….………………………..….

Địa chỉ: …………………….…………………….…………..….………………

Điện thoại: …………….……………………. Fax: ..…………………………..

Mã số thuế: …………………….…………………….…………….……………

Tài khoản số: ………………………. Tại Ngân hàng:…….……….…………

Bên học nghề (sau đây gọi tắt là bên B)

Sinh ngày:………………………………………………….…………………..

Trình độ văn hoá: …………………….…………………….…………………

Hộ khẩu thường trú: ………………..………….…………………….……….

Nơi ở hiện tại: …………………….………………………………….………..

Giấy tạm trú số …………….. Ngày cấp: ….………. Nơi cấp:……………

Số CMND: ……………. Ngày cấp …………….……Nơi cấp:………………

Điện thoại: ………………………………………………………….……………

Thoả thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng các điều khoản dưới đây:

Điều 1. Nghề đào tạo

Loại nghề: …………………………………….

Thời gian đào tạo: Từ ngày…../…../……đến ngày…../…../……

Các giờ đào tạo được phân thành:…………………………………………….

Địa điểm đào tạo: ……………………………………………………..

Điều 2. Thời gian học nghề

1/ Thời gian học từ thứ hai đến thứ 7:

– Sáng: từ ……… đến …….

– Chiều: từ …….. đến ………

– Tối: từ ………. đến ……….

2/ Nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ, Tết theo quy định của Nhà nước.

3/ Học viên tham gia đào tạo nghề được cấp:

– Thẻ học viên.

– Tài liệu học tập liên quan đến các chuyên ngành đào tạo.

Điều 3. Học phí đào tạo

Tổng chi phí đào tạo nghề là ………………………………………………….. đồng.

(Bằng chữ:…………………………………………………………………………. đồng)

Bao gồm các khoản:……………………………………………………………

Phương thức thanh toán : ………………………………………………….

Điều 4. Trách nhiệm hoàn trả học phí nào tạo

Nếu bên A vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ học phí đào tạo cho bên học nghề.

Điều 5. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề

Người học nghề được cấp chứng chỉ:……………………………

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn ….…………………….. năm.

Điều 6. Quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của B

 Quyền hạn

+ Trong suốt quá trình tham gia đào tạo học viên có quyền đề xuất,phát biểu và đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình.

+ Học viên đã  nhập học hoặc đang học nhưng vì lý do chính đáng mà chưa tham gia học hoặc phải ngừng học thì được xem xét để bảo lưu và học lại (Thời gian bảo lưu không quá …….tháng).

 Nghĩa vụ

+ Học viên phải làm đầy đủ thủ tục nhập học đúng thời hạn và đóng học phí theo quy định mới được vào học.

+ Chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Trung tâm/Công ty và quy định của pháp luật trong suốt quá trình học.

 Quyền lợi

+ Tất cả các chương trình đào tạo lý thuyết và thực hành đều đã được lên kế hoạc và ghi rõ trong đề cương từng chuyên ngành.

+ Trong suốt quá trình học, nếu có kết quả học tập tốt sẽ được xem xét để học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn.

+ Trong quá trình thực hành, học viên tạo ra sản phẩm tốt sẽ được trả lương.

Điều 7. Quyền hạn và nghĩa vụ của bên A

 Quyền hạn

Trung tâm/Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

 Nghĩa vụ

Bên A có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng được thành lập 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký.

        BÊN HỌC NGHỀ                                                                                               BÊN DẠY NGHỀ

      (Ký ghi rõ họ tên )                                                                                            (Ký tên, đóng dấu)

Hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định người lao động là người Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định ( có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng)

– Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

–  Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

–  Cán bộ, công chức, viên chức.

–  Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

–  Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

–  Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

 Như vậy căn cứ vào quy định trên đây thì chỉ có hợp đồng lao động mới phải đóng bảo hiểm xã hội, còn hợp đồng đào tạo nghề không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn soạn hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp

Để có một hợp đồng đào tạo nghề chuẩn mẫu, Quý khách hàng phải đảm bảo:

– Có quốc hiệu tiêu ngữ.

– Tên hợp đồng là hợp đồng đào tạo nghề.

– Nội dung hợp đồng phải có đầy đủ :

+ Thông tin bên dạy nghề và bên học nghề

+ Nghề đào tạo, thời gian học nghề, địa điểm học nghề, học phí học nghề.

+ Quyền và nghĩa vụ bên dạy nghề, quyền và nghĩa vụ bên học nghề.

+ Hiệu lực hợp đồng.

+ Chữ ký các bên tham gia hợp đồng.

Với chủ đề hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp của Luật Hoàng Phi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và soạn thảo hợp đồng hãy liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 19006557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi