• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3508 Lượt xem

Học Luật ra làm gì?

Ngành Luật là một ngành học nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.

Xã hội ngày càng phát triển, tất cả các lĩnh vực đời sống đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Chính vì thế, ngành Luật ngày càng khẳng định vị thế của mình.

Vậy, ngành Luật là gì? học ngành Luật ra làm gì? Để giải đáp những thắc mắc đó, mời quý bạn đọc đến với bài viết Học luật ra làm gì của công ty Luật Hoàng Phi.

Ngành Luật là gì?

Ngành Luật là một ngành học nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.

Các chuyên ngành thuộc ngành Luật rất đa dạng và phong phú, bao gồm:

– Chuyên ngành Luật hình sự;

– Chuyên ngành Luật dân sự;

– Chuyên ngành Luật hành chính-nhà nước;

– Chuyên ngành Luật kinh tế;

– Chuyên ngành Luật quốc tế và thương mại quốc tế.Học ngành Luật ra làm gì?

Ngày nay, các lĩnh vực kinh tế-xã hội ngày càng đa dạng cùng với đó là sự ra đời của nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau. Sự đòi hỏi chặt chẽ về mặt pháp lý, tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật. Vậy Học Luật ra làm gì? Câu trả lời là Người học tốt nghiệp chuyên ngành Luật có thể đảm nhiệm một số công việc sau:

Học luật ra làm Thư ký Tòa án

Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

Như vậy, để trở thành thư ký tòa án, bạn phải có bằng cử nhân ngành Luật và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.

Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn hư sau:

– Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;

– Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

– Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Học luật ra làm Kiểm sát viên

Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Để trở thành kiểm sát viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau:

– Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

– Có trình độ cử nhân luật trở lên.

– Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

– Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.

– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Học luật ra làm Luật sư

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Để trở thành Luật sư, cần đáp ứng các tiêu chuẩn là Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Để được hành nghề luật sư cần phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư

Học luật ra làm chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn pháp luật thuộc các lĩnh vực như hôn nhân gia đình, hình sự, dân sự, kinh tế,… Vị trí chuyên viên pháp lý đòi hỏi phải nắm chắc kiến thức pháp luật, giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng. Chuyên viên pháp lý phải thường xuyên nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiên văn bản, hồ sơ pháp lý. Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý cũng thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng và làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước.

Học luật ra làm Công chứng viên

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Để trở thành công viên, Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

– Có bằng cử nhân luật;

– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Học luật ra làm Pháp chế doanh nghiệp

Nhằm mục đích tránh các sai phạm, rủi ro về mặt pháp lý, các doanh nghiệp và ngân hàng thường thành lập các bộ phận pháp chế. Nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp là thực hiện rà soát hợp đồng nhằm đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng không vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Luật còn có thể làm việc tại các phòng đầu tư, phòng thu hồi nợ,.. của doanh nghiệp và ngân hàng.

Học luật ra làm Thừa phát lại

Thừa phát là một vị trí việc làm còn xa lạ đối với nhiều người. Có thể hiểu, thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

Thừa phát lại thực hiện các công việc sau:

– Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

– Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Để trở thành thừa phát lại, cá nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau:

– Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

– Không có tiền án;

– Có bằng cử nhân luật;

– Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

– Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

– Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Học Luật ra làm gì?. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Bảo lãnh viện phí là gì?

Bảo lãnh viện phí là hình thức mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả một phần hoặc tất cả chi phí y tế cho bệnh nhân tại bệnh viện, thường là chi phí khám và điều trị. Về chi tiết các danh mục khám, điều trị được chi trả, công ty bảo hiểm sẽ quy định chi tiết khi người bệnh tham gia bảo...

Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Luật sư tư vấn giúp tôi thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định cụ thể như thế nào? Xin cảm ơn Luật...

Uỷ quyền cho người khác lĩnh hộ lương hưu có được không?

Tôi nghỉ hưu đã được 2 năm và hiện đang lĩnh lương hưu qua thẻ ATM. Hiện tôi có ý muốn sang nước ngoài định cư cùng con gái. Vậy tôi có thể ủy quyền cho người thân ở Việt Nam lĩnh hộ lương hưu được không? Để ủy quyền thì cần những thủ tục và giấy tờ...

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất không công chứng có khởi kiện được không?

Tôi có ký hợp đồng mua đất với người bà con nhưng không công chứng nên không làm được sổ đỏ. Tôi có thể kiện để yêu cầu họ đi công chứng cho tôi được...

Không có đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?

Trong trường hợp không có giấy đăng ký kết hôn, khách hàng vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên muốn đăng ký khai sinh cho con như vậy thì theo quy định của pháp luật có những quy định cụ thể mà khách hàng cần phải nắm rõ. Vậy, thủ tục làm giấy khai sinh cho con cần những giấy tờ gì, đăng ký ra...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi