• Thứ bẩy, 15/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2174 Lượt xem

Giấy phép nhập khẩu là gì?

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó, tùy vào quy định pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau tùy quốc gia.

Nhập khẩu là một trong những hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, qua đó những chủ thể có quyền nhập khẩu thực viện việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.  Tuy nhiên, đối với một số loại hàng hóa nhất định, chúng phải được cấp giấy phép nhập khẩu thì mới được nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Vậy giấy phép nhập khẩu là gì? Loại hàng hóa nào phải xin giấy phép nhập khẩu? Trình tự, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật? Sau đây, thông qua bài viết này, chúng tôi xin giải đáp những thắc mắc trên của Quý độc giả.

Giấy phép nhập khẩu là gì?

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó, tùy vào quy định pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau tùy quốc gia.

Phân loại giấy phép nhập khẩu

Bên cạnh việc giải đáp giấy phép nhập khẩu là gì? chúng tôi sẽ giúp Quý độc giả hiểu hơn về các loại giấy phép nhập khẩu tại Việt Nam.

– Giấy phép nhập khẩu tự động:

Là giấy phép được Bộ Công Thương cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Riêng hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ các khu phi thuế quan vào nội địa được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian.

“Tự động” là khi doanh nghiệp nộp đầy đủ, chính xác hồ sơ thì Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép nhập khẩu mà không cần phải đáp ứng thêm điều kiện gì.

Thông tư 27/2012/TT-BCT quy định tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 5 năm 2010.

– Giấy phép nhập khẩu không tự động:

Là giấy phép được áp dụng cho các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động. Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra.

Giấy phép nhập khẩu không tự động được áp dụng cho các loại hàng hóa:

+ Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh;

+ Hàng nhập khẩu phi mậu dịch;

+ Hàng nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công (kể cả hàng nhập khẩu để lắp ráp, sửa chữa, bảo hành);

+ Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan và hàng sản xuất, gia công, lắp ráp trong các khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa;

+ Hàng nhập khẩu để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế;

+ Hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư.

Danh mục hàng hóa được cấp giấy phép nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của một số Bộ, ngành cụ thể:

Bộ

Danh mục hàng hóa được cấp giấy phép nhập khẩu

Căn cứ pháp lý

Bộ Công thương

+ Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ;

+ Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan

 

Mục I Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Bộ Giao Thông vận tải

pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải

 

Mục II Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Thông tin và Truyền thông

+Phân bón

+Thuốc bảo vệ thực vật,…..

+ Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.

+ Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:

. Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;

. Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;

. Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.

 

 

Mục III Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Mục V Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Bộ Y tế

+Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

+Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam

+Chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc,……

Mục VII Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Vàng nguyên liệuMục VIII Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu

Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu được thực hiện như sau:

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép như trên.

Hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.

– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

– Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

– Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

Bước 3: Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ quy định pháp luật có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định chi tiết về hồ sơ cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.

Một số văn bản quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu đối với một số mặt hàng cụ thể

STTVăn bảnHàng hóa nhập khẩu
1Nghị định 98/2021/NĐ-CPNhập khẩu trang thiết bị y tế
2Nghị định 84/2019/NĐ-CPNhập khẩu phân bón
3Nghị định 47/2011/NĐ-CPNhập khẩu tem bưu chính
4Thông tư 16/2012/TT-NHNNNhập khẩu vàng nguyên liệu
5Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNTNhập khẩu giống cây trồng

Trên đây là bài tư vấn của Luật Hoàng Phi về Giấy phép nhập khẩu là gì? và các quy định pháp luật có liên quan. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 6557 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi