Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 883 Lượt xem

Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không?

Theo các nghiên cứu dịch tễ học, 1 người nhiễm Covid-19 có thể lây bệnh cho 2 người khác, 2 người nhiễm bệnh có thể lây cho 4 người khác, 4 người nhiễm có thể lây cho 16 người khác.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang rất phức tạp nên Nhà nước đã ban hành quy định về giãn cách xã hội để áp dụng tại một số địa phương trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người dân không hiểu rõ và có sự di chuyển ồ ạt, vô tư ảnh hưởng đến quá trình phòng, chống dịch. Vậy Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Giãn cách xã hội được hiểu là gì?

Cách ly xã hội, giãn cách xã hội hay phong tỏa là những cụm từ rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam trong thời gian phòng chống dịch Covid-19. Đặc biệt vấn đề “Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không?” đang nhận được nhiều tranh luận.

Hiểu một cách đơn giản thì giãn cách xã hội là một nhóm biện pháp nhằm duy trì khoảng cách vật lý giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Khoảng cách vật lý ấy lại được phân làm nhiều cấp độ, từ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m, đến hạn chế tập trung nơi đông người, đóng cửa các cơ quan, hay hạn chế đi lại.

Tại sao cần thực hiện giãn cách xã hội?

Như chúng ta thấy tình hình dịch bệnh diễn ra rất căng thẳng và phức tạp và có thể dẫn đến những hệ quả khôn lường.

Nếu không áp dụng biện pháp giãn cách xã hội có thể làm quá tải hệ thống Y tế khi dịch bệnh bùng phát. Theo các nghiên cứu dịch tễ học, 1 người nhiễm Covid-19 có thể lây bệnh cho 2 người khác, 2 người nhiễm bệnh có thể lây cho 4 người khác, 4 người nhiễm có thể lây cho 16 người khác.

Số lượng người nhiễm bệnh sẽ tăng nhanh theo cấp số nhân đến một con số mà mọi người không thể tưởng tượng được, nếu không có các biện pháp phòng, tránh, hạn chế lây lan.

Lúc đó, Hệ thống Y tế không có khả năng điều trị cho toàn bộ người nhiễm bệnh. Những hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực sẽ khiến nhiều người bệnh không được điều trị hoặc chậm trễ trong điều trị, gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội. Mọi chuyện sẽ hoàn toàn thay đổi nếu chúng ta áp dụng tốt biện pháp giãn cách xã hội:

Tốc độ lây lan của dịch bệnh sẽ được kiềm hãm;

Nền y tế sẽ không bị quá tải và mọi người đều sẽ có cơ hội được điều trị;

Có đủ thời gian để những người đã nhiễm bệnh được điều trị và phục hồi.

Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không?

Để giải đáp thắc mắc Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không?Chúng ta cần căn cứ theo các quy định về phòng chống dịch, cụ thể:

Căn cứ theo quy định tại mục 2 của Chỉ thị số: 15/CT-TTg ngày 27/03/2020 quy định về giãn cách xã hội như sau:

– Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

– Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

– Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.

– Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến các nơi khác trên toàn quốc. Tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Tại Chỉ thị số: 16/CT-TTg ngày 31/01/2020 quy định như sau:

– Thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

– Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến.

Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.

– Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.

Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.

– Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày.

– Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức, sắp xếp, mở rộng các cơ sở cách ly tập trung, tách bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, không để lây chéo; tăng cường quản lý đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới.

– Bộ Công an tăng cường chỉ đạo việc bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, nhất là đối với vùng nông thôn.

– Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu khẩu trang vải; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19.

– Các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền ủng hộ chủ trương bảo vệ sức khỏe của nhân dân, chấn chỉnh một số báo rút tít gây hoang mang, hiểu nhầm. Người chịu trách nhiệm phòng, chống dịch không phát ngôn gây hoảng loạn trong nhân dân.

– Bô Công Thương, Ủy ban nhân dân các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân.

Từ các quy định trên có thể thấy Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không? là có. Tức là khi thực hiện giãn cách xã hội thì bạn vẫn được di chuyển đến nơi khác mà không phải cấm hoàn toàn. Tuy nhiên việc đi lại sẽ bị hạn chế và được kiểm soát chặt chẽ.

Để bảo vệ bản thân, gia đình cũng như trách nhiệm đối với toàn xã hội chúng ta nên hạn chế tối đa việc đi lại sang các địa phương khác nhất là những vùng có dịch, trừ những trường hợp thật sự cần thiết.

Phân biệt giãn cách xã hội và phong tỏa

Sau khi hiểu rõ về Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không? thì một vấn đề nữa mà chúng tôi muốn đề cập là phân biệt rõ giữa giãn cách xã hội và phong tỏa. Hai khái niệm này cũng dễ gầy nhầm lẫn.

Thứ nhất: Về đối tượng áp dụng

Phong tỏa: Tất cả mọi người trong khu vực phong tỏa.

Giãn cách xã hội: Tất cả mọi người trong khu vực chịu sự điều chỉnh của quy định và giữ khoảng cách tối thiểu là 2m.

Thứ hai: Về yêu cầu

Phong tỏa: Hạn chế đi lại trừ trường hợp cấp thiết (mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác).

Giãn cách xã hội: Giữ khoảng cách an toàn với người khác trong mọi hoạt động xã hội; Tránh tụ tập, đi tới những nơi đông người.

Như vậy, có thể thấy phong tỏa thì không được đi ra khỏi khu vực đó, còn giãn cách xã hội là vẫn được phép đi lại sang khu vực khác nhưng yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không? để bạn đọc tham khảo. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc muốn tư vấn thêm nhiều vấn đề pháp lý khác, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài tư vấn pháp lý 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi