Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng Facebook
  • Thứ ba, 20/09/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2600 Lượt xem

Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng Facebook

Lừa đảo qua mạng là việc thông qua mạng máy tính, mạng internet, các đối tượng lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay qua Email… dùng thủ đoạn gian dối với mục đích khiến người khác tưởng là thật mà đưa tiền hoặc tài sản mình rồi chiếm đoạt tài sản.

Khi bạn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng như Bị lừa tiền qua facebook, zalo, bạn muốn gọi điện cho đường dây nóng tố cáo song lại chưa biết Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng Facebook là đường dây nào? Hiểu được điều này, chúng tôi biên soạn bài viết nhằm gửi đến Khách hàng các thông tin hữu ích.

Hành vi lừa đảo qua mạng được hiểu như thế nào?

Pháp luật hiện không có quy định giải thích thế nào lừa đảo, tuy nhiên có thể hiểu lừa đảo là việc dùng thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa người khác để chiếm đoạt tài sản hoặc để đạt mục đích nào khác.

Các thủ đoạn gian dối rất đa dạng, được sử dụng để giấu giếm nội dung sai sự thật làm cho người khác tin, tưởng là thật mà giao tiền, các tài sản khác cho đối tượng lừa đảo. Các hình thức của lừa đảo thường được dùng như: Dùng giấy tờ giả mạo; nói dối; giả danh cơ quan Nhà nước…

Nhất là với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng điều này để tiếp cận thêm nhiều “con mồi” sau đó thực hiện hành vi lừa đảo. Có thể thấy, lừa đảo qua mạng là một hình thức phạm tội phổ biến trên mạng.

Như vậy có thể hiểu đơn giản lừa đảo qua mạng là việc thông qua mạng máy tính, mạng internet, các đối tượng lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay qua Email… dùng thủ đoạn gian dối với mục đích khiến người khác tưởng là thật mà đưa tiền hoặc tài sản mình rồi chiếm đoạt tài sản. Vậy thủ đoạn lừa đảo thường áp dụng như thế nào? Khách hàng cùng theo dõi nội dng tiếp theo của bài viết để biết thêm thông tin.

Thủ đoạn lừa đảo qua mạng thường gặp

Hình thức lừa đảo qua mạng Internet, mạng viễn thông, qua các app trên mạng… có dấu hiệu gia tăng trong thời gian qua, với nhiều cách thức nhằm chiếm đoạt tiền của người dân. Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng được sử dụng phổ biến:

– Các đối tượng chiếm quyền kiểm soát tài khoản Facebook, Zalo,… của bị hại, sau đó sử dụng tài khoản này để nhắn tin đề nghị người thân, bạn bè chủ tài khoản chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại theo hướng dẫn và bị chiếm đoạt.

– Đăng tin tuyển dụng trên Facebook và dụ dỗ nạn nhân trở thành cộng tác viên bán hàng, sau đó yêu cầu nạn nhân phải bỏ ra một số tiền nhất định để mua hàng trên các sàn thương mại như Shopee, Lazada… Khi mua hàng, đánh giá sản phẩm, nạn nhân sẽ được thanh toán tiền hàng và trả thêm phần trăm hoa hồng. Sau đó, các đối tượng sẽ thực hiện hai kịch bản:

+ Một là chiếm đoạt luôn số tiền mua hàng của nạn nhân và xóa liên hệ;

+ Hai là chúng sẽ chuyển một khoản tiền hoa hồng nhỏ cho nạn nhân để tạo niềm tin, sau đó khi có những đơn hàng lớn hơn, nạn nhân đã nhận hàng thì các đối tượng này sẽ “bùng” tiền và chặn liên hệ…

– Nhắn tin thông báo người bị hại đã trúng giải thưởng có giá trị lớn, yêu cầu đóng góp ủng hộ quỹ người nghèo, tàn tật bằng cách chuyển tiền vào tài khoản chúng cho trước hoặc mua thẻ điện thoại chuyển thông tin cho các đối tượng sau đó bị chiếm đoạt tiền.

Ngoài ra thì còn nhiều vụ lừa đảo qua mạng của người nước ngoài do mạng xã hội ngày càng phổ biến rộng rãi lại có nhiều đặc điểm như ẩn danh, liên kết được nhiều quốc gia,…

Trong đó, kịch bản lừa đảo phổ biến của những người nước ngoài này là kết bạn Facebook, Zalo,… để làm quen, tiếp cận “con mồi”. Sau một thời gian trò chuyện và tạo được niềm tin từ phía nạn nhân, các đối tượng ngỏ ý muốn chuyển tiền mặt về làm quà.

Sau đó, chúng tiếp tục giả làm nhân viên ngân hàng thông báo nạn nhân có bưu phẩm gửi từ nước ngoài về và yêu cầu nạn nhân phải chuyển trước một số tiền để đóng thuế, phí, tiền vận chuyển… Ngay sau khi nạn nhân thực hiện yêu cầu, chúng sẽ chiếm đoạt toàn bộ số tiền này và xóa liên hệ.

Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng Facebook

Thông thường, với những vụ lừa đảo qua mạng sẽ rất khó để xác định được thông tin chính xác của kẻ lừa đảo vì chứng sẽ sử dụng các thông tin giả mạo hoặc ẩn danh. Do đó, việc tự mình lấy lại số tiền lừa đảo sẽ rất khó. Vì vậy với những trường hợp bị lừa đảo qua mạng, hãy tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết.

Căn cứ theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”

Dưới đây chúng tôi cun cấp một số đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng Facebook mà người dân có thể sử dụng khi cần thiết như:

– Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;

– Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

– Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn.

– Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng Facebook. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, kịp thời.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Người có công với cách mạng là gì?

Người có công với cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm được quy định chi tiết tại điều 32 Pháp lệnh người có công với cách...

Chủ tọa phiên tòa là ai? Chủ tọa phiên tòa có quyền gì?

Chủ tọa trong phiên tòa, phiên họp không chỉ có trách nhiệm giải quyết vụ việc, mà còn có trách nhiệm giải thích cho những người tham gia tố tụng được các bản án, quyết định đó sẽ được công bố trên cổng thông tin điện tử của tòa án, và giải thích cho người tham gia tố tụng quyền của những người tham gia tố tụng trong việc công bố các nội dung...

So sánh cầm đồ và thế chấp

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm...

Phân tích khoản 1 điều 32 Luật cư trú

Chính phủ thống nhất các nhiệm vụ cũng như trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền với nhau trong việc quản lý cư...

Kiểm soát môi trường là gì? Các biện pháp kiểm soát môi trường

Kiểm soát môi trường là gì? Các biện pháp kiểm soát môi trường là gì? Những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi