Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đơn Yêu Cầu Xử Lý Vi Phạm Sở Hữu Công Nghiệp
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 2992 Lượt xem

Đơn Yêu Cầu Xử Lý Vi Phạm Sở Hữu Công Nghiệp

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm là văn bản để chủ thể quyền sở hữu công nghiệp (bao gồm cả chủ thể có quyền sở hữu và chủ thể có quyền sử dụng bị thiệt hại do hành vi vi phạm bảo hộ nhãn hiệu, vi phạm kiểu dáng, vi phạm chỉ dẫn địa lý…) yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp được quy định rất chi tiết tại Chương IV Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Theo đó, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra có quyền yêu cầu xử lý vi phạm tới cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục xác minh, xử phạt vi phạm.

Khi nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân đó, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý vi phạm.

đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp

Nội dung cần có trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm nêu rõ ngày làm đơn, tên cơ quan nhận đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm; người đại diện hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền; đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan; hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm; biện pháp yêu cầu xử lý; chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền, dấu xác nhận chữ ký, nếu có; nếu trước đó đơn đã được gửi cho cơ quan khác thì phải ghi rõ tên cơ quan và ngày gửi đơn trước đó.

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm; tài liệu mô tả hoặc ảnh chụp hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm; địa điểm nơi có hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm. Tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm có thể cung cấp các tài liệu, mẫu vật, chứng cứ khác để hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm và hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm có: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa ký, đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp.         

Trình tự tiếp nhận và xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm

Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp, cơ quan nhận đơn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

– Xác định thẩm quyền xử lý vi phạm, nếu yêu cầu xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan khác thì hướng dẫn người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền;

– Kiểm tra tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.

đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp

Việc xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định sau đây:

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp, cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Trường hợp tài liệu, chứng cứ do người nộp đơn cung cấp chưa đầy đủ thì cơ quan xử lý vi phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc giải trình trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu. 

Cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý vi phạm cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình; trưng cầu ý kiến chuyên môn của cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp để làm rõ các tình tiết của vụ việc;

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu, người có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác, hỗ trợ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.

Liên hệ yêu cầu hướng dẫn, tư vấn

Quý khách hàng cần hướng dẫn, tư vấn, cung cấp dịch vụ liên quan đến đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi qua địa chỉ sau:

– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.589.688

– Hotline hỗ trợ dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Tổng đài tư vấn quy trình, thủ tục, hồ sơ: 1900 6557

– Điện thoại tại Hà Nội: 024.62852839 – 024.39954438

– Điện thoại tại TP. Hồ Chí Minh: 028.73090686

– Địa chỉ Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sản phẩm băng dính

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về Đăng ký thương hiệu sản phẩm băng dính, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi tham khảo thông...

Đăng ký thương hiệu cho lạp xưởng

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm lạp xưởng giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng thương hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh...

Đăng ký thương hiệu sữa tắm

Đăng ký thương hiệu sữa tắm như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin hữu ích...

Đăng ký thương hiệu bánh tráng trộn

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu bánh tráng trộn. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký logo cho trà túi lọc

Khi đã được cục SHTT cấp GCN đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm trà túi lọc thì chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hàng hóa vi phạm nhãn hiệu, xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự của các chủ thể...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi