Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Ví dụ hành vi xâm phạm quyền tác giả trong thương mại
  • Thứ năm, 22/09/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 869 Lượt xem

Ví dụ hành vi xâm phạm quyền tác giả trong thương mại

Cũng giống như các lĩnh vực khác, hành vi xâm phạm quyền tác giả trong thương mại cũng là các hành vi xâm phạm đến tác phẩm được pháp luật bảo hộ.

Cũng như các tài sản khác, tài sản trí tuệ cũng có thể được tạo ra với mục đích sinh lợi, trong đó có các tác phẩm. Cùng với đó, sự xuất hiện của các hành vi xâm phạm quyền tác giả là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chủ sở hữu không thể hiểu được các hành vi xâm phạm quyền tác giả là như thế nào. Vì vậy, bài viết này của Luật Hoàng Phi đưa ra các ví dụ Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong thương mại.

Khái niệm thương mại

Thương mại là một hoạt động trong kinh doanh. Bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên thị trường. Hoạt động này có sự tham gia của các chủ thể khác nhau. Cùng thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại như mua bán, cung cấp dịch vụ, đầu tư…

Bảo hộ quyền tác giả trong thương mại

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung hay bảo hộ quyền tác giả nói riêng trong thương mại thúc đẩy môi trường cạnh lành mạnh, có lợi quốc gia. Nếu không bảo hộ sẽ dễ tạo những kẻ hở cho các hoạt động sao chép tác phẩm diễn ra bất hợp pháp. Ngoài ra có thể thúc đẩy tổ chức, cá nhân tham gia tạo ra các sản phẩm chất lượng

Một số hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ trong thương mại

+ Quảng cáo thương mại bị cấm: quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

+ Cấm trưng bày, giới thiệu hàng hoá của thương nhân khác để so sánh với hàng hoá của mình, trừ trường hợp hàng hoá đem so sánh là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

+ Hàng hoá là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không được phép tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.

+ Bên đặt gia cộng chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

Quyền tác giả trong thương mại

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

+ Quyền nhân thân gồm: Đặt tên cho tác phẩm, công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, …

+ Quyền tài sản gồm: Làm tác phẩm phái sinh, sao chép tác phẩm, biểu diễn tác phẩm trước công chúng,…

Quyền tác giả trong thương mại là toàn bộ những hiện tượng hoạt động gắn với những quan hệ phát sinh gắn với quyền xác lập, chuyển giao quyền tác giả. Và các hoạt động đó nhằm mục đích sinh lời.

Ví dụ như hoạt động chuyển giao quyền tác giả. Đây là một thỏa thuận hợp tác giữa chủ sở hữu và bên được chuyển giao. Thỏa thuận chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, thể hiện dưới hình thức pháp lý. Luật Sở hữu trí tuệ quy định tác giả có quyền chuyển giao đối với:

+ Quyền công bố tác phẩm

+ Quyền tài sản

+ Một số quyền khác theo quy định của pháp luật

Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong thương mại

Cũng giống như các lĩnh vực khác, hành vi xâm phạm quyền tác giả trong thương mại cũng là các hành vi xâm phạm đến tác phẩm được pháp luật bảo hộ. Có thể kể đến một số hành vi như:

+ Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

+ Mạo danh tác giả.

+ Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

+ Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

+ Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

+ Một số hành vi khác

Ví dụ Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong thương mại

Một trong những ví dụ Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong thương mại có thể kể đến vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng theo bản án 29/2018/KDTM-PT. Cụ thể nội dung như sau:

Vụ vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này liên quan vở diễn dựng thực cảnh về văn hóa xưa ở vùng Bắc Bộ có tên “Ngày xưa” . Hai bên mâu thuẫn, đạo diễn Việt Tú đăng ký quyền tác giả với Ngày xưa và DS đăng ký quyền sở hữu tác phẩm. Tuần Châu Hà Nội sau đó khởi kiện, đòi DS chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm và một số yêu cầu khác.

Tại bản án sơ thẩm tuyên tháng 3, TAND Hà Nội xác định quyền sở hữu vở diễn thuộc về Tuần Châu Hà Nội còn quyền tác giả duy nhất thuộc về đạo diễn Việt Tú. Tuần Châu Hà Nội phải trả cho DS hơn 600 triệu đồng do Tinh hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh của Ngày xưa.

Sau cùng, hai bên đã hòa hòa giải, đạt được thỏa thuận trong một số nội dung. DS bàn giao quyền chủ sở hữu kịch bản vở diễn Ngày xưa cho Tuần Châu Hà Nội. Tuần Châu là chủ sở hữu, còn đạo diễn Việt Tú là tác giả.

Luật Hoàng Phi đã cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích có liên quan đến quyền tác giả. Bên cạnh đó, cũng có ví dụ Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong thương mại để bạn hiểu hơn về nó. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ tới số điện thoại: 0981378999 hoặc gọi tới Hotline: 19006557 – 02462852839 – 02873090686 nhé.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Đăng ký thương hiệu cho máy bơm

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho máy bơm. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc cây trồng

Việc đăng ký thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc cây trồng đem lại nhiều lợi ích to lớn khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua thủ tục bảo hộ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi