Đổi bằng lái xe ở đâu?
Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc đổi giấy phép lái xe từ giấy bìa sang thẻ nhựa được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020. Điều này có nghĩa là việc đổi bằng xe máy sang thẻ nhựa không bắt buộc.
Bằng lái xe là một giấy tờ quan trong khi người tham gia giao thông cần sử dụng trong quá trình điều khiến phương tiện. Trong quá trình sử dụng bằng lái chủ sở hữu xe có thể làm mất, làm hỏng giấy phép lái xe. Trong trường hợp này có phải đổi bằng lái xe không? Đổi bằng lái xe ở đâu? Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý độc giả giải đáp thắc mắc về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây:
Có bắt buộc đổi bằng lái xe máy sang thẻ nhựa không?
Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc đổi giấy phép lái xe từ giấy bìa sang thẻ nhựa được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020. Điều này có nghĩa là việc đổi bằng xe máy sang thẻ nhựa không bắt buộc.
Tuy nhiên, trong tương lai, việc chuyển đổi chắc chắn sẽ phải thực hiện do giấy phép lái xe bằng giấy không thể đáp ứng việc tra cứu thông tin và đồng bộ với cơ sở dữ liệu chung của Bộ GTVT. Vì vậy, bạn nên đổi bằng lái A1 sang thẻ nhựa càng sớm càng tốt nhé.
Trường hợp phải đổi giấy phép lái xe
Đối chiếu với các quy định trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, các trường hợp sau đây cần chuẩn bị mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe trong hồ sơ:
– Người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng;
– Người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe;
– Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng xin xét cấp lại giấy phép lái xe;
– Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc;
– Người xin đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp;
– Người xin đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp;
– Người xin đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp;
– Người xin đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài.
Hướng dẫn thủ tục đổi giấy phép lái xe sắp hết hạn do ngành Giao thông cấp
Để giúp Quý độc giả giải đáp đổi bằng lái xe ở đâu? Chúng tôi hướng dẫn thủ tục đổi giấy phép lái xe (do ngành giao thông cấp) theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đổi bằng lái xe
Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn người có nhu cầu đổi bằng lái sắp hết hạn chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng
Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải bất cứ tỉnh, thành phố nào.
Lưu ý: Người xin cấp lại bằng có thể trực tiếp đi nộp hồ sơ hoặc nộp kê khai trực tuyến nhưng phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Bước 3: Nộp lệ phí đổi bằng lái xe
Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.
Bước 4: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ
Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Địa chỉ làm thủ tục đổi bằng xe máy A1 sang thẻ nhựa ở đâu?
Cá nhân có nhu cầu đổi bằng xe máy mang những giấy tờ này đến các địa điểm tiếp nhận hồ sơ của tỉnh thành phố. Tại các tỉnh thành khác thì điểm tiếp nhận là sở giao thông vận tải. Riêng Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội do số lượng quá đông nên địa điểm tiếp nhận được mở rộng. Cụ thể:
Các địa điểm cấp đổi bằng lái xe tại TPHCM gồm có:
+ Cơ sở 1 : 51/2 Thành Thái, Phường 14, Quận 10
+ Cơ sở 2 : 08 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12
+ Cơ sở 3 : 256 Dương Đình Hội, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9
+ Cơ sở 4 : 111 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú
Các địa điểm cấp đổi bằng lái xe tại Hà Nội
+ Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy
+ Sở Giao thông vận tải Hà Nội: số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông
+ Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở GTVT Hà Nội: số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình
+ Đội Thanh tra Giao thông Long Biên: đường Vạn Hạnh, Quận Long Biên (trong Khu đô thị mới Việt Hưng).
Mấu đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI (CẤP LẠI) GIẤY PHÉP LÁI XE
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Sở Giao thông vận tải…)
|
Tôi là:………………………………………………..Quốc tịch:…………………………………………
Sinh ngày:…../…../….. Nam, Nữ: …..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………….
Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………………………
Số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (hoặc hộ chiếu): ………. ………………………………………. cấp ngày ….. / ….. /…..
Nơi cấp:…………………. Đã học lái xe tại:…………………………………………năm………….
Hiện đã có giấy phép lái xe hạng:………………………………………………..số:……………..
do:………………………………………………………………………………… cấp ngày…../…../…..
Đề nghị cho tôi được đổi, cấp lại giấy phép lái xe cơ giới đường bộ hạng:…………..
Lý do:………………………………………………………………………………………………………….
Xin gửi kèm theo:
– 01 giấy chứng nhận sức khỏe;
– Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy phép lái xe sắp hết hạn;
– Hồ sơ gốc lái xe;
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
……………, ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Trên đây là những thông tin tư vấn của chúng tôi về vấn đề đổi bằng lái xe ở đâu? Hy vọng những thông tin chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích quý độc giả trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như giải quyết các vấn đề thực tế. Nếu có còn thắc mắc gì về các vấn đề pháp lý mong quý độc giả đặt câu hỏi để được chúng tôi tư vấn hỗ trợ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng. Bắt nguồn từ chức năng điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người, đạo đức cách mạng tạo ra động cơ hành động đúng đắn, tạo ra ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của con người....
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất...
Tóm tắt môn lý luận nhà nước và pháp luật?
Tóm tắt môn lý luận nhà nước và pháp luật - Môn học này giúp cho người học có cách nhìn tổng thể về nhà nước và pháp luật, giúp người học nắm vững được bản chất của các kiểu nhà nước, từng kiểu pháp luật....
Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định
Vốn cố định là giá trị của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong đó tài sản cố định phải đáp ứng được những tiêu chuẩn theo quy định pháp...
Cơ quan nhà nước là gì? Đặc điểm cơ quan nhà nước?
Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, đây là tổ chức (hoặc cá nhân) mang quyền lực nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật với mục đích nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà...
Xem thêm