Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Doanh nghiệp có chủ sở hữu là một cá nhân là doanh nghiệp gì?
  • Thứ ba, 17/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2981 Lượt xem

Doanh nghiệp có chủ sở hữu là một cá nhân là doanh nghiệp gì?

Theo pháp luật doanh nghiệp hiện nay thì ở Việt Nam hiện này có 5 loại hình doanh nghiệp chính, bao gồm Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và Doanh nghiệp tư nhân.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên khi một cá nhân hay tổ chức nào đó có dự định thành lập doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Đối với một số người chỉ có nhu cầu thành lập doanh nghiệp với chủ sở hữu là riêng mình chứ không muốn chung với người khác, vậy phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp? Đây là vấn đề không ít người băn khoăn. Nhằm giải đáp thắc mắc trên, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Doanh nghiệp có chủ sở hữu là một cá nhân là doanh nghiệp gì?.

Doanh nghiệp có chủ sở hữu là một cá nhân là doanh nghiệp gì?

Theo pháp luật doanh nghiệp hiện nay thì ở Việt Nam hiện này có 5 loại hình doanh nghiệp chính, bao gồm Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và Doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, ưu và nhược điểm khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của chủ sỏ hữu để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.

Trong những loại hình trên thì yêu cầu về chủ số hữu hay thành viên công ty được quy định như sau:

– Đối với Công ty cổ phần: Đối với công ty cổ phần thì tối thiểu phải có 3 cổ đông (3 thành viên) và không giới hạn về số thành viên tối đa.

– Đối với Công ty hợp danh: Đối với Công ty hợp danh cần ít nhất 2 thành viên và ngoài ra công ty có thể có thêm các thành viên góp vốn.

– Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: Công ty chỉ có một thành viên duy nhất do một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó làm chủ sơ hữu, góp vốn để thành lập công ty.

– Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng tham gia góp vốn để thành lập công ty. Số lượng thành viên tối đac ủa công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được vượt quá 50 thành viên.

– Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân dó một cá nhân đứng ra làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với doanh nghiệp (hay còn gọi là trách nhiệm vô hạn đối với toàn bộ tài sản của doanh nghiệp).

Với nội dung trên, chúng ta có thể thấy các loại hình doanh nghiệp như Công ty Hợp danh, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần đều là những doanh nghiệp không phải do duy nhất một cá nhân làm chủ ở hữu. Chỉ có Công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhất là có một người là chủ sở hữu.

Kết luận: Doanh nghiệp có chủ sở hữu là một cá nhân là Công ty TNHH 1 thành viên và Doanh nghiệp tư nhân.

Khái niệm Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là một loại hình doanh nghiệp chỉ có một thành viên là một cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn của mình vào để thành lập doanh nghiệp.

Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là tổng số vốn mà thành viên công ty góp hoặc cam kết góp tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, được ghi trong điều lệ công ty.

Về vốn góp vào công ty, chủ sở hữu phải thực hiện góp đủ số vấn đã cam kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp trong vòng 90 ngày mà chủ sở hữu vẫn chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì phải làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn thực góp trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết ban đầu.

Công ty TNHH một thành viên cũng có quyền được giảm vốn nếu thực hiện hoạt động kinh doanh trong vòng 2 năm liên tục và đảm bảo thanh toán các khoản tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu góp thêm vốn hoặc huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác (trường hợp huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác, Công ty TNHH một thành viên phải làm thủ tục thay đổi loại hình công ty sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ phần).

>>>>> Tham khảo: Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

Khái niệm về Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp được thành lập bởi một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Chủ sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân đồng thời sẽ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự mình làm quản lý và điều hành doanh nghiệp hoặc thuê người khác. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây chúng tôi vừa gửi đến bạn đọc những nội dung liên quan đến chủ đề Doanh nghiệp có chủ sở hữu là một cá nhân là doanh nghiệp gì? Qua bài viết này, hi vọng bạn đọc đã biết được thêm những thông tin về những mô hình doanh nghiệp chỉ có một cá nhân làm chủ sở hữu và đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu và khả năng trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi có ý định thành lập doanh nghiệp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi