Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi năm 2024?
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2962 Lượt xem

Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi năm 2024?

Do đó, điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi sẽ có sự thay đổi bắt đầu từ năm 2021, cụ thể ngày 01/01/2021, người nghỉ hưu trước tuổi phải đáp ứng yêu cầu về tuổi cao hơn so với quy định hiện nay.

Nghỉ hưu trước tuổi xảy ra vì bất kì lý do gì đi chăng nữa cũng luôn là những quyết định quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Vậy điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi? Mức hưởng và cách tính lương đối với những trường hợp nghỉ hưu trước tuổi.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi.

Nghỉ hưu trước tuổi là gì?

Nghỉ hưu trước tuổi là khi người lao động được nghỉ hưởng chế độ lương hưu khi đáp ứng đủ điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng về độ tuổi chưa đủ theo quy định.

Tuy nhiên việc nghỉ hưu trước tuổi cần phải heo đó, người được nghỉ hưu trước tuổi sẽ có mức hưởng lương hưu thấp hơn so với những người nghỉ hưu đúng độ tuổi đối với cùng số năm đóng bảo hiểm xã hội.

Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi

Thứ nhất: Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 – Điều 2 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 – Điều 54 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp, cụ thể:

– Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 – Điều 169 – Bộ luật Lao động năm 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Bộ Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước ngày 01/01/2021, nam phải đủ 55 tuổi 03 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 04 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

– Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khỏan 2 – Điều 169 – Bộ luật Lao động năm 2019 và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; tức là năm 2021, nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

– Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e – khoản 1 – Điều 2 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nghỉ việc có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp, sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 – Điều 169 – Bộ luật Lao động năm 2019, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định định khác; tức là năm 2021, nam phải đủ 55 tuổi 03 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 04 tháng, những năm tiếp theo nâng lên theo lộ trình.

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 – Điều 169 – Bộ luật Lao động năm 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước ngày 01/01/2021, nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

Thứ hai: Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 – Điều 2 – Luật Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 – Điều 54 – Luật Bảo hiểm xã hội nếu thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau:

– Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản – Điều 169 – Bộ luật Lao động năm 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 80%; tức là năm 2021, nam phải đủ 55 tuổi 03 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 04 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

– Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 – Điều 169 – Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; tức là năm 2021, nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

– Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Thứ ba: Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 – Điều 2 – Luật Bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b – khoản 2 – Điều 54 – Luật Bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp, cụ thể:

– Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 – Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019; tức là năm 2021, nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

– Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công viẹc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Do đó, điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi sẽ có sự thay đổi bắt đầu từ năm 2021, cụ thể ngày 01/01/2021, người nghỉ hưu trước tuổi phải đáp ứng yêu cầu về tuổi cao hơn so với quy định hiện nay.

Mức hưởng lương và cách tính lương hưu trước tuổi

Căn cứ quy định tại Khoản 2 – Điều 7 – Nghị định số 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội công thức tính lương như sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Bình quân tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội

Từ năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng (Điều 56 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014):

+ Lao động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.

+ Lao động nam nghỉ hưu năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

Lao động nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động thì cứ mỗi năm nghỉ hưu sau đó quy định giảm 2% (khoản 3 – Điều 56 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Nếu tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng không giảm tỷ lệ phần trăm.

Thủ tục hưởng lương hưu trước tuổi

Người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ lương hưu đến cơ quan bảo hiểm xã hội, hồ sơ bao gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

+ Bản chính biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (xác định mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên).

+ Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân.

+ Sổ hộ khẩu.

Thời hạn nộp hồ sơ:

+ Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội nộp hồ sơ như trên đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.

Thời gian giải quyết:

+ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả tiền lương hưu cho người lao động, trường hợp không giải quyết phải có văn bản trả lời rõ lý do không giải quyết.

Như vậy, điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi kể từ năm 2021 sẽ được áp dụng như chúng tôi đã trình bày ở phía trên. Mức hưởng lương cũng như cách tính lương đối với nghỉ hưu trước tuổi Công ty Luật Hoàng Phi cũng đã trình bày rất chi tiết ở trong bài viết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi