Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2029 Lượt xem

Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?

Sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mới thực hiện truy đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì số tiền truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được tính bao gồm số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động cũng như người sử dụng lao động.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?.

Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Mức đóng bảo hiểm xã hội được căn cứ vào tiền lương theo hợp đồng lao động. Khi mức lương này thay đổi, doanh nghiệp cần làm thủ tục điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội để cập nhật mức đóng mới làm cơ sở để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng Bảo hiểm xã hội 6 tháng

– Sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mới thực hiện truy đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì số tiền truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được tính bao gồm số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

– Đối chiếu quy định trên, trường hợp người lao động điều chỉnh tăng tiền lương tháng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đơn vị thực hiện lập hồ sơ điều chỉnh, trích đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, kịp thời trong thời hạn 6 tháng thì không phải nộp tiền chậm đóng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện tại là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 5 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

Thứ nhất: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu

Căn cứ quy định tại điểm 2.6 – Điều 6 – Quyết định số 595/QĐ-BHXH về mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, cụ thể:

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Thứ hai: Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa

– Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa theo quy định tại khoản 3 – Điều 6 – Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 sẽ là 20 tháng lương cơ sở.

– Theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Khi nào cần điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội?

Như đã trình bày ngay ở phía trên, Mức đóng bảo hiểm xã hội được căn cứ vào tiền lương theo hợp đồng lao động. Khi mức lương này thay đổi, doanh nghiệp cần làm thủ tục điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội để cập nhật mức đóng mới làm cơ sở để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Hướng dẫn điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội

Bước 1: Lập, nộp hồ sơ

– Người lao động làm việc tại đơn vị sử dụng lao đồng: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1 mục 1.3 thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động.

– Người lao động làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 thành phần hồ sơ đóng qua đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cư trú của Người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

– Người lao động có từ 2 sổ Bảo hiểm xã hội đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: lập hồ sơ theo quy định tại điểm 3 mục 1.3 thành phần hồ sơ, nộp trực tiếp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi quản lý hoặc nơi cư trú.

– Đơn vị sử dụng lao động: Ghi mã số Bảo hiểm xã hội vào các mẫu biểu tương ứng đối với người lao động đã được cấp mã số bảo hiểm xã hội; hướng dẫn người lao động lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế (mẫu TK1-TS) đối với người lao động chưa được cấp mã số bảo hiểm xã hội; nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 2: Cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả gồm.

– Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm Y tế.

– Quyết định hoàn trả.

– Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội đã được Công ty Luật Hoàng Phi phân tích trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã đi sâu vào trả lời một số câu hỏi liên quan đến bảo hiểm xã hội.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất như thế nào?

Em bị mất thẻ bảo hiểm, vậy em có được cấp lại thẻ không? trình tự cấp lại như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp, em cảm...

Nhận trợ cấp thất nghiệp tại địa phương

Tôi là nhân viên công ty may, xin nghỉ việc và được công ty đồng ý chốt sổ bảo hiểm. Tôi có thể chuyển hồ sơ về nhận trợ cấp thất nghiệp tại địa phương...

Lao động nữ sinh con nhưng con chết được hưởng chế độ gì?

Tôi có một người bạn đồng thời là đồng nghiệp mới sinh con. Tuy nhiên, đáng tiếc là vì sinh non nên đứa bé đã chết sau khi sinh vài giờ. Trong trường hợp này thì người bạn của tôi được hưởng chế độ gì? Trong thời gian nghỉ việc cô ấy có được hưởng chế độ thai sản như bình thường...

Người lao động có được quyền giữ sổ bảo hiểm không?

Cháu mới xin việc vào làm công nhân tại một doanh nghiệp ở địa phương. Hôm trước, cháu được doanh nghiệp đưa cho sổ bảo hiểm xã hội để tự quản lý. Cháu tưởng sổ bảo hiểm xã hội của người lao động phải do người sử dụng lao động giữ. Vậy việc đưa sổ cho cháu tự quản lý của công ty là đúng hay...

Chế độ thai sản đối với người nhận nuôi con nuôi

Hiện nay, do tôi không có khả năng mang thai nên tôi có nhu cầu nhận nuôi một đứa trẻ 3 tháng tuổi làm con nuôi. Vậy, xin hỏi luật sư: Tôi nhận nuôi con nuôi nhưng không nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi