Danh dự là gì? Vai trò của danh dự?
Danh dự là sự coi trọng, tôn trọng của xã hội đối với một cá nhân, tổ chức nào đó và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng quy định những hành vi và biện pháp xử lý đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm của người khác.
Danh dự là một trong những phẩm chất cao quý của mỗi người, không chỉ được xã hội công nhận mà còn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Trong bài viết này, chúng tôi xin giải đáp cho bạn đọc câu hỏi Danh dự là gì và cung cấp thêm cho bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Danh dự là gì?
Danh dự là gì?
Danh dự được hiểu là sự coi trọng, tôn trọng của xã hội đối với một cá nhân, tổ chức nào đó và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Danh dự là sự coi trọng đối với một cá nhân nhưng mang tính xã hội rất lớn và luôn gắn với một chủ thể nhất định. Sở dĩ nói danh dự mang tính xã hội lớn là bởi vì danh dự được hình thành dựa trên những mối quan hệ trong xã hội. Việc mọi người nhìn vào chính là thước đo để đánh giá một cá nhân có danh dự hay không.
Danh dự cũng chính là yếu tố quan trọng để khẳng định vai trò và uy tín của một cá nhân, tổ chức nào đó trong xã hội, được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, không ái có quyền xâm phạm.
Vai trò của danh dự?
Danh là dự là một trong những quyền riêng tư của con người, không chỉ có vai trò tạo sự tuy tín đối với xã hội mà với bản thân người có danh dự cũng là một phẩm chất quan trọng để khẳng định giá trị đạo đức, tinh thần tốt đẹp của chính bản thân mình.
Danh dự có vai trò rất lớn đối với mỗi cá nhân, người nào có danh dự thì đương nhiên sẽ được xã hội tin tưởng và coi trọng.
Người có danh dự thường sẽ được đánh giá cao bởi người có danh dự là người có phẩm chất đạo đức tốt, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc nên làm và không nên làm.
Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.
Quy định của pháp luật về tội xúc phạm danh dự người khác
Danh dự là một phẩm chất cao quý của mỗi người và luôn được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong đó, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định rất rõ về chế tài đối với những hành vi được coi là xúc phạm danh dự của người khác.
Cụ thể, tại điều 155, Bộ luật hình sự 2015, sủa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1.Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”
Ngoài ra, tại điểu 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm danh dự của người khác như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh câu hỏi Danh dự là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, Quý vị vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện, đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí....
Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì?
Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản. Hình thức và nội dung của Vi bằng được quy định tại điều 40 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát...
Pháp luật thừa kế quy định đối tượng lập di chúc từ 15 tuổi trở lên. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự sẽ được toàn quyền lập di chúc....
Nghĩa vụ dân sự là gì? Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Nghĩa vụ dân sự là gì? Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân...
Thủ tục nhận thừa kế không có di chúc?
Di chúc chỉ đem lại ý nghĩa về mặt vật chất cho người thừa kế và chỉ là phương tiện để người để lại di sản thừa kế thực hiện quyền thừa kế của mình chỉ xuất hiện khi có nội dung trao một phần hoặc toàn bộ di sản của mình cho những người...
Xem thêm