• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1351 Lượt xem

Dịch vụ logistics là gì?

Dịch vụ logistics sẽ do thương nhân đảm nhiệm thực hiện. Khi lựa chọn cung ứng dịch vụ, thương nhân cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định theo pháp luật

Dịch vụ logistics không còn là một ngành dịch vụ quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhữung hiểu biết nhất định đối với khái niệm này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Dịch vụ logistics là gì?

Dịch vụ logistics là gì?

Căn cứ quy định tậi Điều 233 – Luật Thương mại năm 2005, cụ thể:

“ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP), thì định nghĩa này khá đầy đủ, cụ thể:

“ Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập; quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu; thực hiện đơn hàng; thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho; hoạch định cung/cầu; quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”

Đặc điểm của dịch vụ logistics

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về dịch vụ logistics là gì? chúng tôi gửi tới Quý độc giả các đặc điểm của dịch vụ logistics, cụ thể như sau:

– Do thương nhân thực hiện:

Dịch vụ logistics sẽ do thương nhân đảm nhiệm thực hiện. Khi lựa chọn cung ứng dịch vụ, thương nhân cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định theo pháp luật:

+ Đăng ký kinh doanh.

+ Đảm bảo đáp ứng các điều kiện về phương tiện thiết bị.

+ Đảm bảo các công cụ cần thiết cho công việc.

+ Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu kỹ thuật trong vận chuyển hàn ghóa.

+ Có đủ số lượng nhân viên theo quy mô dịch vụ.

– Là dịch vụ có tính hoàn thiện cao nhất:

Nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện một khâu trong toàn bộ các dịch vụ logistics. Khi đó, họ cũng tự nhận mình là đơn vị dịch vụ logistics. Trên thực tế, dịch vụ logistics có bước phát triển cao nhất.

Nó không chỉ bao gồm vận tải, giao nhận, lưu kho. Nó còn bao trùm cả một dây chuyền cung ứng vận tải phức tạp. Thương nhân thực hiện dịch vụ logistics sẽ thực hiện quy trình theo chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

– Đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp:

+ Logistics hỗ trợ tất cả các khâu tử chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất, phân phối thành phẩm đến tay người dùng.

+ Các dịch vụ logistics chuyên về lưu trữ và kiểm kê hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nhất trong kinh doanh. Từ đó, hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tốt hơn.

– Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng các bên:

+ Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa các bên. Thương nhân thực hiện dịch vụ sẽ được nhận thù lao tương ứng với công việc. Hợp đồng đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào từng mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Quy định tại Điều 235 – Luật Thương mại năm 2005, cụ thể:

“ 1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;

b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích cảu khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;

c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;

d) Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.”

Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ logistics

Theo quy định tại Điều 236 – Luật thương mại năm 2005, cụ thể:

“ Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;

2. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

3. Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

4. Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này;

5. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;

6. Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.”

Như vậy, dịch vụ logistics là gì? Đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu lên quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào dịch vụ logistics.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi