Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Bằng chứng cho vay nặng lãi gồm những gì?
  • Thứ ba, 06/09/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2440 Lượt xem

Bằng chứng cho vay nặng lãi gồm những gì?

Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

Hiện nay nhiều vụ việc cho vay nặng lãi núp bóng dưới các hình thức cho vay tiền nhanh xuất hiện ngày càng phổ biến. Bằng chứng cho vay nặng lãi gồm những gì? Trong nội dung bài viết sau sẽ giải đáp vấn đề này.

Cho vay nặng lãi là gì?

Cho vay nặng lãi là cụm từ phổ biến để chỉ những trường hợp cho vay với lãi suất cao, còn theo Bộ luật Hình sự và Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP gọi là “cho vay lãi nặng”.

Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

Hành vi cho vay nặng lãi là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống của gia đình, người thân đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm khác như: Tội giết người, Tội cố ý gây thương thương tích, cưỡng đoạt tài sản, bắt cóc,… Bằng chứng cho vay nặng lãi gồm những gì?

Quy định của pháp luật về mức lãi suất cho vay

Trước khi trả lời cho câu hỏi Bằng chứng cho vay nặng lãi gồm những gì? cần nắm được quy định của pháp luật về mức lãi suất cho vay.

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy theo quy định trên thì mức lãi suất sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định đối với lãi suất vượt quá lãi suất mà pháp luật đã quy định thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.

Bằng chứng cho vay nặng lãi gồm những gì?

Bằng chứng cho vay nặng lãi gồm hình thức cho vay nặng lãi và mức lãi suất cho vay nặng lãi.

– Hình thức cho vay nặng lãi

+ Các hình thức cho vay nặng lãi hiện nay phát triển đa dạng trên nhiều nền tảng khác nhau thậm chí núp bóng dưới các hình thức hợp pháp khác. Một số hình thức phổ biến như cầm đồ, vay nóng lãi cao, vay qua các ứng dụng di động, tìm việc làm việc nhẹ lương cao,…

+ Những hình thức này có thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng với số tiền lớn mà không cần phải có thế chấp tài sản đảm bảo.

Điều này khiến nhiều người khó đề phòng, dễ bị lừa vào con đường tội lỗi, các cơ quan nhà nước khó tìm kiếm được bằng chứng cho vay nặng lãi để kết tội những đối tượng có liên quan.

– Mức lãi suất cho vay nặng lãi

Hiện nay nước ta chưa có luật cho vay nặng lãi riêng biệt tuy nhiên dựa theo Bộ luật dân sự 2015, lãi suất cho vay được thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp quy định luật khác có liên quan. 

Theo đó lãi suất vay hợp pháp 1 năm là 20%/năm, 1 tháng là 20%/12 = 1,6666%/tháng. Nếu người nào cho vay với lãi suất vượt quá mức này nghĩa là cho vay nặng lãi.

– Nếu muốn vay tiền mà người cho vay đưa ra mức lãi suất vượt quá 20%/năm thì nên cẩn thận, tránh xa đường dây cho vay nặng lãi này.

– Các trường hợp cho vay nặng lãi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào hành vi cụ thể.

– Việc cho vay với lãi suất lớn hơn mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự chỉ là một trong những điều kiện cấu thành tội cho vay nặng lãi. Để cấu thành tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

+ Hành vi cho vay với mức lãi suất cao gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự.

+ Hành vi cho vay nặng lãi  thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Theo đó lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm. Trong trường hợp mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất mà Bộ luật dân sự quy định (tức 100%/năm) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015.

Cần làm gì khi đối tượng cho vay nặng lãi uy hiếp đòi nợ?

Bằng chứng cho vay nặng lãi gồm những gì? đã được giải đáp ở nội dung trên. Thực tế thấy được rằng số tiền phải trả rất lớn khi đi vay nặng lãi, rủi ro bị uy hiếp đòi nợ cao, nhưng nhiều người vẫn chọn giải pháp này. Vậy cần làm gì khi bị đối tượng cho vay nặng lãi uy hiếp đòi nợ?

– Khi bị uy hiếp đòi nợ người dân cần phải báo ngay với cơ quan chức năng, công an quản lý khu vực gần nhất để được bảo vệ.

– Hiện nay hoạt động truy quét các đối tượng cho vay nặng lãi diễn ra khá nhiều nhưng vẫn chưa thể xóa bỏ được. Do đó cho vay tín dụng đen đã và đang len lỏi vào đời sống người dân. 

– Người dân không nên viết giấy nợ liên quan đến số tiền vay nặng lãi, không nên chọn các giải pháp như bán nhà, bán đất để trả nợ cho đối tượng.

Đánh giá bài viết:
4.6/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi