Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Các bước đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa như thế nào?
  • Thứ năm, 25/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 405 Lượt xem

Các bước đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa như thế nào?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Các tác phẩm văn học, kịch bản phim, tranh ảnh, phần mềm máy tính sẽ nhận được sự bảo vệ của pháp luật tránh khỏi những hành vi xâm phạm như ăn cắp, đạo nhái… nếu được đăng ký bản quyền tại cơ quan nhà nước. Vậy Quyền tác giả là gì? Thủ tục đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa như thế nào?

Giới thiệu về tỉnh Thanh Hóa

– Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, đồng thời là một tỉnh lớn của Việt Nam, có dân số đứng thứ 3, diện tích đứng thứ 5 cả nước.

–  Là một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc

– Địa giới hành chính tỉnh Thanh Hoá: Phía bắc giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình, Phía nam giáp tỉnh Nghệ An, Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km, Phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km 

– Năm 2019 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm 8,8%, tăng 2,5%.

– Thanh Hóa là một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trên toàn tỉnh có 10 ga tàu hỏa trong đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc Nam là ga Thanh Hóa.

– Có 6 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam: Quốc lộ 1, quốc lộ 10, quốc lộ 15, quốc lộ 45, quốc lộ 47, quốc lộ 217 và đường Hồ Chí Minh), xa lộ xuyên Á (AH1) chạy qua Thanh Hóa trên Quốc lộ 1 với chiều dài 98,8 km. Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km; đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT. Đường hàng không của tỉnh Thanh Hóa đang khai thác vận tải hàng không dân dụng bằng sân bay Thọ Xuân.

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

– Quyền nhân thân:

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản:

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Tại sao cần phải đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa?

Đăng ký bản quyền nói chung hay đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa nói riêng không phải là thủ tục bắt buộc nhưng cần phải thực hiện. Bởi vì các tác phẩm là những đối tượng dễ bị lợi dụng để sao chép, đạo nhái, ăn cắp; bên cạnh đó, để cho ra đời một tác phẩm tác giả phải mất nhiều thời gian, công sức, trí tuệ, tiền bạc. Do đó, đăng ký bảo hộ cho tác phầm chính là bảo vệ cho quyền và lợi ích của tác giả.

Đăng ký bản quyền tác giả là phương pháp tốt nhất để hạn chế các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Các hành vi xâm phạm như:

– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

– Mạo danh tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ.

– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ.

– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ.

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa ở đâu?

Hiện nay, trên cả nước có 3 thành phố có cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả. Vì thế, đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa có thể nộp hồ sơ ở một trong các địa chỉ sau:

– Tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.

– Tại Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng

– Tại Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

Hồ sơ đăng ký bản quyền có thể được nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến một trong 3 địa chỉ trên. Tuy nhiên với kinh nghiệm nhiều năm thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả chúng tôi khuyên quý vị nên ủy quyền cho các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền uy tín để thực hiện thủ tục này.

Các bước đăng ký bản quyền tác giả tại Thanh Hóa

Để đăng ký bản quyền quý khách hàng cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1:Xác định loại hình tác phẩm dự định đăng ký bản quyền

Trước khi soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa bước đầu tiên cần phải làm sau khi hoàn thiện xong tác phẩm của mình đó là tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm phải xác định loại tác phẩm của mình thuộc loại hình tác phẩm nào trong những tác phẩm được quy định để bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa

Sau khi đã xác định được loại hình tác phẩm sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ, hồ sơ đăng ký bản quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP bao gồm:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan (theo mẫu) do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;

– 02 bản sao tác phẩm (bao gồm cả bản điện tử) hoặc 02 bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;

– Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;

– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền:

+ Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

+ Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo là quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo là hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được thừa kế là văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

+ Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo quy định tại khoản này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;

– Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan thông qua ủy quyền thì thành phần hồ sơ phải bao gồm văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải ghi cụ thể thông tin liên hệ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; tên tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; phạm vi ủy quyền; thời hạn ủy quyền.

Trường hợp bên ủy quyền là cá nhân thì văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa và nhận kết quả

Sau khi soạn thảo đầy đủ hồ sơ theo quy định sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo địa chỉ như đã hướng dẫn ở trên.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả theo quy định.

Luật Hoàng Phi – Dịch vụ đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa uy trọn gói

Luật Hoàng Phi là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đăng ký bản quyền và được nhiều khách hàng tin tưởng, điển hình có thể kể đến khách hàng là các doanh nghiệp lớn như MOBIFONE, FPT, VINAPHONE… Với dịch vụ trọn gói của Luật Hoàng Phi, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin cho chúng tôi, dịch vụ của Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện các công việc của thủ tục.

Dịch vụ của đăng ký bản quyền của Luật Hoàng Phi bao gồm:

– Tư vấn pháp luật về quyền tác giả, đăng ký bản quyền;

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền;

– Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền đến cơ quan nhà nước;

– Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả;

– Giao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho khách hàng.

Trên đây là nội dung bài viết đăng ký bản quyền tại Thanh Hóa, Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ đăng ký bản quyền vui lòng gọi Hotline: 0981.378.999

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Đăng ký thương hiệu cho máy bơm

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho máy bơm. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc cây trồng

Việc đăng ký thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc cây trồng đem lại nhiều lợi ích to lớn khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua thủ tục bảo hộ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi