Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký bản quyền công thức nấu ăn mới nhất 2024
  • Thứ tư, 27/12/2023 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 263 Lượt xem

Đăng ký bản quyền công thức nấu ăn mới nhất 2024

Công thức nấu ăn có đăng ký bản quyền được không? Thủ tục đăng ký bản quyền công thức nấu ăn như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có ngay câu trả lời.

Các món ăn là sự sáng tạo của con người trong chế biến thực phẩm. Việc kết hợp các loại thực phẩm, gia vị, cách làm khác nhau sẽ cho ra những món ăn khác nhau mà người ta gọi đó là công thức nấu ăn. Vậy công thức nấu ăn có được đăng ký bản quyền không? Đăng ký bản quyền công thức nấu ăn như thế nào?

Đăng ký bản quyền là gì?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Đăng ký bản quyền là việc chủ sở hữu tác phẩm, tác giả sáng tạo ra tác phẩm tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm do mình sáng tạo ra tại Cục bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình.

Công thức nấu ăn là gì?

Công thức nấu ăn là một bước hướng dẫn về cách chuẩn bị và chế biến một món ăn cụ thể. Công thức nấu ăn thường bao gồm danh sách các thành phần cần có, các bước thực hiện, và thời gian nấu nướng.

Một công thức nấu ăn thông thường sẽ bắt đầu bằng việc liệt kê tất cả các nguyên liệu cần thiết để làm món ăn, bao gồm các loại thực phẩm chính như thịt, hải sản, rau củ, gia vị, nước sốt, và các thành phần phụ khác. Sau đó, công thức sẽ chỉ ra các bước cụ thể để chuẩn bị và chế biến món ăn, bao gồm các kỹ thuật nấu nướng như xào, hấp, luộc, rán, nướng, hay trộn.

Mỗi công thức nấu ăn sẽ có những yêu cầu riêng về thời gian nấu nướng và cách thức phối hợp các thành phần. Các bước thực hiện trong công thức thường đi theo một trình tự logic để đảm bảo món ăn được nấu chín đúng cách và có hương vị tốt nhất.

Công thức nấu ăn có thể được tạo ra bởi các đầu bếp chuyên nghiệp, các tác giả sách nấu ăn, hoặc cộng đồng trên mạng internet. Đôi khi, công thức có thể được điều chỉnh và thay đổi theo sở thích cá nhân hoặc tùy thuộc vào tình huống nấu nướng cụ thể.

Có đăng ký bản quyền công thức nấu ăn được không?

Theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 17/2023/ NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả quy định  các loại hình tác phẩm sau đây được bảo hộ bản quyền tác giả:

1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ:

a) Tác phẩm văn học, khoa học và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết bao gồm: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn; bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký; thơ, trường ca; kịch bản; công trình nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác;

b) Sách giáo khoa là tác phẩm được xuất bản, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp duyệt, lựa chọn hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

d) Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà cá nhân, tổ chức tiếp cận có thể hiểu và sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

3. Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

4. Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

5. Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.

7. Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm:

a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;

b) Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;

c) Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;

d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện nghệ thuật đương đại khác.

Tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác tồn tại dưới dạng độc bản. Tác phẩm đồ họa có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.

9. Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

10. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh;

b) Công trình kiến trúc.

11. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

12. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ;

b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, dân ca, làn điệu âm nhạc; điệu múa, dân vũ, vở diễn, trò chơi dân gian, lễ hội dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian khác.

Như vậy, công thức nấu ăn nếu được thể hiện dưới loại hình bài viết, giáo trình… thì hoàn toàn có thể đăng ký bản quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

Ai có quyền đăng ký bản quyền công thức nấu ăn?

Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về chủ thể có quyền đăng ký bản quyền tác giả như sau:

“Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.

2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Như vậy, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, tổ chức trong nước hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.

Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tại Việt Nam sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký bản quyền công thức nấu ăn

Để đăng ký bản quyền công thức nấu ăn, chủ đơn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả;

– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả (Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều);

– Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung. Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).

Mỗi loại hình tác phẩm, mỗi trường hợp đăng ký quyền tác giả sẽ có thành phần hồ sơ đăng ký khác nhau. Chủ đơn cần phải xác định rõ loại hình tác phẩm cần bảo hộ để có thể chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp.

Đăng ký bản quyền công thức nấu ăn ở đâu?

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký quyền tác giả là Cục Bản quyền tác giả. Cục Bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Chủ đơn đăng ký bản quyền công thức nấu ăn có thể gửi đơn đến địa chỉ:

– Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.

– Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến một trong ba địa chỉ nêu trên.

Thời gian đăng ký bản quyền công thức nấu ăn

Trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ được nộp và được Cục Bản quyền tác giả chấp nhận hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót cần điều chỉnh Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo cho chủ đơn.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tại Luật Hoàng Phi

Giữa hàng trăm đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả, công ty Luật Hoàng Phi vẫn được nhiều khách hàng tin tưởng ủy quyền thực hiện thủ tục. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật trong các lĩnh vực làm việc, chúng tôi sẽ mang đến Quý vị dịch vụ với chất lượng tốt nhất, phù hợp với khoản chi phí mà khách hàng trả cho chúng tôi.

Quá trình cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền công thức nấu ăn, chúng tôi sẽ làm công việc của mình như sau:

– Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bản quyền.

– Tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký bản quyền tác giả cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng;

– Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.

 – Đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí tại Cục bản quyền tác giả.

– Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ

– Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có)

– Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả và bàn giao tới khách hàng.

– Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).

– Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký (nếu có).

Trên đây là nội dung bài viết đăng ký bản quyền công thức nấu ăn, mọi thắc mắc hoặc Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi qua số Hotline: 0981.378.999

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sản phẩm băng dính

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về Đăng ký thương hiệu sản phẩm băng dính, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi tham khảo thông...

Đăng ký thương hiệu cho lạp xưởng

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm lạp xưởng giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng thương hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh...

Đăng ký thương hiệu sữa tắm

Đăng ký thương hiệu sữa tắm như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin hữu ích...

Đăng ký thương hiệu bánh tráng trộn

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu bánh tráng trộn. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký logo cho trà túi lọc

Khi đã được cục SHTT cấp GCN đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm trà túi lọc thì chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hàng hóa vi phạm nhãn hiệu, xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự của các chủ thể...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi