• Thứ bẩy, 13/07/2024 |
  • Đăng ký quyền tác giả/quyền liên quan |
  • 527 Lượt xem

Đăng ký bản quyền bài thuốc dân gian gia truyền

Nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn Đăng ký bản quyền bài thuốc dân gian gia truyền, mời quý độc giả tham khảo.

Các bài thuốc gia truyền có ý nghĩa thiết thực trong đời sống người dân, được gia truyền từ đời này sang đời khác, chữa được một số bệnh mà cho đến nay Tây Y cũng không chữa được rất cần được bảo vệ để tránh thất thoát.

Nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn Đăng ký bản quyền bài thuốc dân gian gia truyền.

Bài thuốc dân gian, gia truyền là gì?

Bài thuốc dân gian, gia truyền là những phương pháp chữa bệnh dựa trên kinh nghiệm và truyền thống của các thế hệ trước đó trong dân gian. Những bài thuốc này thường được truyền miệng, lưu truyền qua gia đình và cộng đồng, và được sử dụng để chữa các bệnh thông thường.

Các bài thuốc dân gian, gia truyền thường được lấy từ các loại cây thuốc, thảo dược, rễ cây, quả và các nguyên liệu tự nhiên khác. Những bài thuốc này thường được nghiên cứu và kiểm chứng tác dụng trong các điều kiện thực tế bằng cách sử dụng thử và quan sát hiệu quả.

Mặc dù các bài thuốc dân gian, gia truyền thường không có bằng chứng khoa học về tác dụng và hiệu quả, nhưng nhiều người tin rằng chúng có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm các triệu chứng bệnh tật. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người dùng nên tìm hiểu kỹ về thành phần và cách sử dụng của thuốc đó và nên tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Nên nhớ rằng, việc sử dụng bài thuốc dân gian, gia truyền không thay thế việc chữa bệnh bởi các bác sĩ và chuyên gia y tế, đặc biệt đối với các bệnh lý nghiêm trọng.

Đăng ký bản quyền bài thuốc dân gian gia truyền là gì?

Đăng ký bản quyền bài thuốc dân gian gia truyền là việc chủ sở hữu bài thuốc tiến hành thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng để được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền cho hộ gia đình hoặc cá nhân yêu cầu.

Lưu ý một số vấn đề liên quan đến bài thuốc dân gian, gia truyền:

Bài thuốc gia truyền là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã/phường/thị trấn sở tại và Sở Y tế công nhận.

Những bài thuốc mới được nghiên cứu, sử dụng trong các tài liệu, sách vở hoặc kinh nghiệm của bản thân đều không thuộc phạm vi quy định trong Quyết định số 39/2007/QĐ-BYT.

Từ xưa đến nay Bộ Y tế luôn đánh giá những bài thuốc dân gian, tồn tại trong cộng đồng có tác dụng lớn, chữa được nhiều bệnh, nguyên liệu lại sẵn có, dễ tìm, giá thành cũng phù hợp với người dân địa phương.

Tuy nhiên trên thực tế có không ít trường hợp mạo danh các bài thuốc gia truyền hoặc công thức đã bị sai lệch có không ít độc tố, người chế biến lại không hiểu biết nên gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho người dân.

Để bảo vệ các bài thuốc gia truyền chân quý, hạn chế các trường hợp thuốc rởm, mạo danh nên Bộ Y tế đã ban hành quy chế xét duyệt cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền.

Điều kiện của người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 39/2007/QĐ-BYT quy định điều kiện của người được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền như sau:

– Có đủ năng lực hành vi dân sự.

– Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

– Biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.

– Được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.

Như vậy để xin cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như trên.

Hồ sơ đăng ký bài thuốc dân gian gia truyền

Để Đăng ký bài thuốc dân gian gia truyền cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đơn có xác nhận của Chi hội Đông y, Trạm y tế và UBND xã, phường, thị trấn nơi người có bài thuốc cư trú.

– Sơ yếu lý lịch ghi rõ quá trình hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền của dòng tộc, gia đình và bản thân (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú).

– Bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó phải ghi rõ:

+ Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị;

+ Công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng vị, liều lượng);

+ Cách gia giảm (nếu có);

+ Cách bào chế;

+ Dạng thuốc;

+ Cách dùng, đường dùng;

+ Liều dùng;

+ Chỉ định và chống chỉ định.

– Tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc.

+ Sổ theo dõi người bệnh (có ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).

+ Danh sách người bệnh (tối thiểu từ 100 người trở lên) ở trong vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất (gồm: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).

– Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận) hoặc công chứng chứng thực.

– Giấy khám sức khỏe do bệnh viện từ cấp quận, huyện trở lên cấp.

– Hai ảnh cỡ 4 x 6 cm, chụp kiểu chứng minh thư nhân dân.

Nhận hồ sơ: Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” và có trách nhiệm giữ bí mật bài thuốc theo quy định của pháp luật.

Thẩm định: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thẩm định hồ sơ và trả lời kết quả cho đương sự. Nội dung thẩm định gồm:

+ Hồ sơ phải có đầy đủ thủ tục theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.

+ Thẩm định kết quả điều trị của bài thuốc căn cứ vào các hồ sơ gốc và xác nhận của chính quyền địa phương.

– Thành lập Hội đồng tư vấn xét duyệt (sau đây gọi tắt là Hội đồng): Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn về việc xét duyệt công nhận bài thuốc gia truyền. Hội đồng tư vấn có ít nhất 7 thành viên.

Thành phần Hội đồng gồm: Đại diện lãnh đạo Sở y tế; các phòng chức năng có liên quan thuộc Sở Y tế; đại diện Hội Đông y; đại diện bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số chuyên gia có cùng lĩnh vực chuyên môn.

Hồ sơ của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền phải gửi đến các Ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp Hội đồng trước 7 ngày. Trong quá trình thẩm định, Hội đồng có thể kiểm tra khả năng chuyên môn hoặc kinh nghiệm sử dụng bài thuốc của người đề nghị xét cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng xem xét ra Quyết định cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” theo đề nghị của Hội đồng, khi đ­ược ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt tại buổi họp đồng ý.

Quyết định phải ghi rõ: Tên, địa chỉ của người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền; Tên bài thuốc, thành phần bài thuốc, liều lượng của các vị trong bài thuốc; Công dụng và chủ trị của bài thuốc; Cách dùng và liều dùng; Chống chỉ định (nếu có); Hạn sử dụng thuốc.

Phạm vi sử dụng của Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Hồ sơ Đăng ký bản quyền bài thuốc dân gian gia truyền đã được giải đáp ở nội dung trên, phạm vi sử dụng của giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền như sau:

– Người có “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” được đăng ký hành nghề tại nơi cấp giấy chứng nhận và chỉ được đăng ký một trong hai hình thức hành nghề sau:

+ Khám, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền.

+ Sản xuất, kinh doanh bằng bài thuốc gia truyền, nhưng phải tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định của Bộ Y tế.

– Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền không được chuyển nhượng, mua bán hoặc cho thuê.

– Người có bài thuốc gia truyền chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan chức năng cấp chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.

Dịch vụ đăng ký bản quyền do Luật Hoàng Phi cung cấp

Đăng ký bản quyền tác giả là một thủ tục tương đối phức tạp do đó thay vì tự mình thực hiện nhiều cá nhân, tổ chức thường lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền uy tín để ủy quyền thực hiện,

Đăng ký bản quyền là dịch vụ được Luật Hoàng Phi cung cấp trong nhiều năm qua, chúng tôi đã có kinh nghiệm đại diện cho hàng nghìn khách hàng tại Việt Nam đăng ký bảo hộ các đối tượng liên quan đến bản quyền, nếu có thắc mắc cần được tư vấn vui lòng liên hệ cho chúng tôi:

– Điện thoại: 024.62852839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Địa chỉ Email: lienhe@luathoangphi.vn

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại Bình Dương

Đăng ký bản quyền( quyền tác giả) là việc chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được thừa nhận thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả....

Thủ tục đăng ký bản quyền tại Kiên Giang

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đăng ký bản quyền tại Kiên Giang cần hồ sơ...

Các bước đăng ký bản quyền tại Phú Yên

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo. Thủ tục Đăng ký bản quyền tại Phú Yên như thế...

Thủ tục đăng ký bản quyền tại Bình Thuận

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là tài liệu quan trọng ghi nhận tư cách tác giả, quyền sở hữu quyền tác giả. Để được cấp tài liệu quan trọng này, trước đó các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cần thực hiện thủ tục đăng ký bản...

đăng ký bản quyền sản phẩm

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại Cà Mau

Cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu Đăng ký bản quyền tại Cà Mau có thể lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục bản quyền hoặc thông qua văn phòng đại diện của...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi