Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Đặc điểm biển báo giao nhau với đường không ưu tiên
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3052 Lượt xem

Đặc điểm biển báo giao nhau với đường không ưu tiên

Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo. Đây là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.

Ngày 31/12/2019,Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ Thuộc lĩnh vực Giao thông và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2020. Theo quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT rất nhiều độc giả quan tâm đặc điểm biển báo giao nhau với đường không ưu tiên.

Đường không ưu tiên là gì?

Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT thì: “3.8. Đường không ưu tiên là đường giao cùng mức với đường ưu tiên”.

Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.

Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo. Đây là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

Hiện biển báo giao nhau với đường không ưu tiên có kí hiệu biển số W.207 (a, b, c, d, e, f, g, h, I, k, l): Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh)

+ Biển báo 207a: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.

+ Biển báo 207b: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên ở bên phải.

+ Biển báo 207c: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên ở bên trái.

+ Biển báo 207 d,e,f,g,h,i,k,l: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên trên những khu vực cụ thể.

Đặc điểm biển báo giao nhau với đường không ưu tiên

Cũng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ Thuộc lĩnh vực Giao thông và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2020 thì đặc điểm biển báo giao nhau với đường không ưu tiên như sau:

Biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,I,k,l): Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh)”

– Trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên, đặt biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l). Tùy theo hình dạng nơi giao nhau và hướng đường ưu tiên hay không ưu tiên để chọn kiểu biển hoặc vẽ hình dạng hình vẽ cho phù hợp với thực tế nút giao. Tại chỗ đường giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc tương tự, tùy theo điều kiện giao thông có thể xem xét sử dụng biển số W.207 khi cần thiết.

– Biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chính (trong nội thành, nội thị tùy theo điều kiện thực tế để sử dụng biển cho phù hợp). Các xe đi trên đường có đặt biển này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.

– Trên tất cả các nhánh đường giao với đoạn đường ưu tiên (đoạn đường nằm giữa biển số I.401 và biển số I.402) ở nơi đường giao nhau, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”.

– Khi đường ưu tiên giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp với mật độ lớn thì sử dụng biển số W.207d hoặc số W.207e kết hợp với sử dụng biển phụ để xác định phạm vi tác dụng của biển (phạm vi đoạn đường giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp). Trong phạm vi tác dụng của biển số W.207d và W.207e, không cần thiết phải đặt các biển số W.207 khác.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Đặc điểm biển báo giao nhau với đường không ưu tiên đến bạn đọc. Việc hiểu rõ về các loại biển báo giúp người tham gia giao thông an toàn hơn, chủ động trước nhiều tình huống có thể xảy ra.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi