Đa số những người đồng thừa kế đồng ý có làm giấy tờ nhà đất chung được không?
Câu hỏi: Gia đình anh hàng xóm nhà tôi có vụ việc rắc rối cần Luật sư tư vấn giúp: Bà An có 3 người con là Chị Hồng, Chị Huệ và Chị Nhài. Chị Hồng chị Huệ mỗi người có 3 con riêng chị Nhài có 2 con. Khi Bà An mất mà không để lại di chúc. Hiện tại thì 3 người con giái của bà cũng đã mất. Hiện nay, trong 8 người cháu có 6 người muốn làm lại giấy tờ nhà còn 2 người là không đồng ý. Vậy, trong trường hơp này, đa số các người cháu của Bà An có được làm giấy tờ nhà trên đó ghi rõ có đủ cả 8 người cháu của bà An hay không?
Câu hỏi:
Câu hỏi: Gia đình anh hàng xóm nhà tôi có vụ việc rắc rối cần Luật sư tư vấn giúp: Bà An có 3 người con là Chị Hồng, Chị Huệ và Chị Nhài. Chị Hồng chị Huệ mỗi người có 3 con riêng chị Nhài có 2 con. Khi Bà An mất mà không để lại di chúc. Hiện tại thì 3 người con giái của bà cũng đã mất. Hiện nay, trong 8 người cháu có 6 người muốn làm lại giấy tờ nhà còn 2 người là không đồng ý. Vậy, trong trường hơp này, đa số các người cháu của Bà An có được làm giấy tờ nhà trên đó ghi rõ có đủ cả 8 người cháu của bà An hay không?
Trả lời:
Chào bạn, Công ty Luật Hoàng Phi trả lời như sau:
Do Bà An không để lại di chúc nên theo quy định tại Điều 667 Bộ luật Dân sự 2005 về Thừa kế thế vị:
“ Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Vậy 8 người cháu bà An là những người thừa kế thế vị và là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ 2 được quy định rõ ràng trong điểm b, khoản 1 và khoản 2 điều 667 Bộ luật dân sự quy định về hàng thừa kế:
“ – Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
Như vậy, trong trường hợp này, do các cháu bà An được hưởng các phần di sản bằng nhau nên việc 2 người cháu không đồng ý thì việc làm giấy tờ nhà đất đứng tên chung không thể thực hiện. Để giải quyết vấn đề này các cháu bà An chỉ có thể tự thỏa thuận với nhau hoặc nếu không thỏa thuận được thì sẽ tiến hành chia di sản theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Chào hàng cạnh tranh rút gọn có phải đăng báo?
Chào hàng cạnh tranh rút gọn là một hình thức thực hiện trong đấu thầu, là hình thức mời thầu phổ biến đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa hiện nay....
Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?
Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...
Cơ quan thường trực của Quốc hội là cơ quan nào?
Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên...
Phúc khảo có bị hạ (tụt) điểm hay không?
Theo quy định của pháp luật, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia nhưng phải nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi trong thời hạn phúc...
Tỷ lệ đóng bhxh (bảo hiểm xã hội) năm 2024
Người lao động Việt Nam được đóng bảo hiểm xã hội theo một trong hai hình thức theo quy định của pháp luật với mức đóng và tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội khác nhau giữa các hình...
Xem thêm