Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Công ước quốc tế về quyền con người
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2751 Lượt xem

Công ước quốc tế về quyền con người

Quyền con người là toàn bộ những quyền của một cá nhân được sinh ra trong xã hội, đây là một quyền mang tính chất nhân bản bởi nó là quyền được hình thành ngay sau khi cá nhân đó được sinh ra trong xã hội, nó được sinh ra từ bản chất con người chứ không phải do pháp luật ban hành hoặc do nhà nước trao cho quyền đó.

Mỗi người khi sinh ra đều có những quyền nhất định. Trong đó quyền còn người là một trong những quyền tự nhiên và cơ bản nhất của con người được ghi nhận thông qua các ước quốc tế và tại hệ thống pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những nội dung liên quan đến nội dung Công ước quốc tế về quyền con người và các nội dung khác có liên quan để bạn đọc có những cái nhìn sâu hơn về quyền con người và tháy được quyền con người được các công ước quốc tế ghi nhận và bảo vệ như thế nào.

Quyền con người là gì?

Quyền con người là toàn bộ những quyền của một cá nhân được sinh ra trong xã hội, đây là một quyền mang tính chất nhân bản bởi nó là quyền được hình thành ngay sau khi cá nhân đó được sinh ra trong xã hội, nó được sinh ra từ bản chất con người chứ không phải do pháp luật ban hành hoặc do nhà nước trao cho quyền đó. Trong “Quyền con người”, nhà nước và pháp luật chỉ ghi nhận và bảo vệ quyền đó của con người.

Đây là một quyền tự nhiên của mỗi người, được tạo hóa ban cho con người giống như quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền cơ bản và tối thiểu của con người mà bất kỳ ai cũng cần được bảo vệ.

Quyền con người không chỉ được công nhận trên góc độ quyền tự nhiên củ một cá nhân mà còn được ghi nhận trên quan điểm pháp lý như sau.

Theo đó, theo quy định của pháp luật thì “quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cả nhân và các nhóm chổng lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người”.

Đặc điểm của quyền con người

Quyền con người có những đặc điểm cơ bản sau:

– Quyền con người có tính phổ quát

Đặc điểm này thể hiện ở việc ngay từ khi sinh ra, con người đã được tạo hóa ban tặng. Nói cách khác, đây là một quyền bẩm sinh, gắn liền với tất cả mọi người.

Ngoài ra, nối quyền con người có tính phổ quát còn bởi vì con người sinh ra ở bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền được mọi người công nhận về quyền con người của mình.

– Quyền con người mang tính đặc thù

Tính đặc thù của quyền con người thể hiên ở chỗ con người sinh ra luôn mang những đặc trưng, bản sắc riêng tùy thuộc vào những miền văn hóa và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, những vùng lãnh thổ, quốc gia khác nhau.

Cũng chính vì quyền con người có tính đặc thù nên mỗi quốc gia có quyền ban hành những quy định pháp luật liên quan đến quyền con người riêng, sao cho phù hợp với văn hóa và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia mình. Miễn là không được trái với những nguyên tắc chung về quyền con người được thế giới ghi nhận và bảo vệ.

– Quyền con người mang tính giai cấp

Sở dĩ quyền con người mang tính giai cấp là bởi vì quyền con người được pháp luật công nhận và bảo vệ. Song pháp luật được ban hành lại mang tính giai cấp rõ ràng.

Quyền con người có thể được phân loại dựa theo chủ thể quyển và nội dung quyền.

Theo chủ thể quyển: gồm quyền của cá nhân, quyền của nhóm (như phụ nữ, trẻ em) và quyền quốc gia (quyền của quốc gia, dân tộc thiểu số, quyền phát triển).

Theo nội dung quyển gồm nhóm quyển dân sự, chính trị (quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lí nhà nước, xã hội; quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo…) và nhóm quyền kinh tế, văn hoá, xã hội (quyền sở hữu, quyền làm việc, quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền học tập, quyền hưởng thụ văn hoá…).

Công ước quốc tế về quyền con người

Quyền con người là một quyền thiêng liêng của mỗi người khi được sinh ra trong xã hội, đây là quyền bất khả xâm phạm mà không ai được xâm phạm.

Chính vì vậy mà Quyền con người được Công ước quốc tế quy định rất rõ rang.

Theo đó, Công ước Quốc tế quy định về quyền con người bao gồm các nhóm quyền như sau:

– Nhóm quyền thứ nhất: Các quyền dân sự, chính trị

+ Quyền sống, tự do và an toàn cá nhân, được quy định tại Điều 3 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền – UDHR) và Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) như sau:

Điều 3, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền – UDHR quy định:

“Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể”.

Tại khoản 1, Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) quy định như sau:

“ Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện

+ Quyền tự do đi lại, tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; mọi người có quyền rời khỏi bất kì nước nào, kể cả đất nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình (Điều 13 UDHR; Điều 12 ICCPR).

+ Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân (Điều 16 UDHR; Điều 23 ICCPR).

+ Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 18 UDHR, Điều 18 ICCPR).

+ Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 7 ƯDHR, Điều 26 ICCPR).

+ Quyền không bị bắt và bị giam giữ hay bị lưu đày một cách tuỳ tiện (Điều 9 UDHR, Điều 9 ICCPR).

+ Quyền tự do ngôn luận (Điều 19 UDHR, Điều 19 ICCPR).

+ Quyền tự do hội họp và lập hội một cách hoà bình (Điều 20 UDHR, Điều 21, Điếu 22ICCPR).

+ Quyền tham gia quản lí đất nước mình một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn (khoản 1 Điêu 21 UDHR, Điều 25 ICCPR).

+ Ý chí của nhân dân phải là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí đó phải được thể hiện qua một cuộc bầu cử định kì và chân thực được tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những thủ tục bàu cử tự do tương tự (khoản 3 Điều 21 UDHR). Quyền bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kì chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ nguyện vọng của mình (khoản b Điều 25 ICCPR).

+ Quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng biện pháp hữu hiệu để chống lại các hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay pháp luật quy định (Điều 8 UDHR, Điều 14ICCPR).

+ Quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ (Điều 10 UDHR, Điều 14ICCPR).

+ Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cùa riêng mình hoặc sở hữu tài sản chung với người khác. Không ai bị tước đoạt tài sản một cách tuỳ tiện (Điều 17 UDHR).

– Nhóm quyền thứ 2: Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội

Các quyền con người liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm:

+ Con người có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bao vệ chống lại nạn thất nghiệp, có quyền được trả lương như nhau đối với những công việc như nhau mà không bị phân biết đối xử….  (Quy định tại Điều 23 UDHR, Điều 6, Điều 7 ICESCR).

+ Quyền nghỉ ngoi và thư giãn, kể cả quyền được giới hạn hợp lí số giờ làm việc và được hưởng những ngày nghỉ định kì có hưởng lương (Điều 24 UDHR, khoản d Điều 7 ICESCR).

+ Quyền được hưởng mức sống thích đáng để đảm bảo cho sức khỏe và phúc lợi cho bản thân và gia đình về khía cạnh ăn mặc, y tế. các dịch vụ xã hội cần thiết (Điều 25 ƯDHR, khoản 1 Điều 11 ICESCR).

+ Mọi người có quyền được học tập. Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở các bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. (Điều 26 UDHR).

+ Mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học. (Điều 27 UDHR, Điều 15 ICESCR).

Trên đây là những nội dung liên quan đến nội dung Công ước quốc tế về quyền con người mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.  Nếu có thắc mắc nào liên quan đến nội dung Công ước quốc tế về quyền con người, Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
4.4/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi