Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Công ty cổ phần tập đoàn là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3439 Lượt xem

Công ty cổ phần tập đoàn là gì?

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phàn vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.

Tập đoàn kinh tế hay công ty cổ phần là những khái niệm khá quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, khái niệm công ty cổ phần tập đoàn lại là một khái niệm khá mới mà không phải hiểu được mô hình này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Công ty cổ phần tập đoàn là gì?

Công ty cổ phần tập đoàn là gì?

Căn cứ quy định Điều 194 – Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định về tập đoàn kinh tế, cụ thể:

“ 1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thôgn qua sở hữu cổ phần, phàn vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.”

Cùng với đó, khoản 1 – Điều 2 – Nghị định số 69/2014/NĐ-CP, quy định như sau:

“ Tập đoàn kinh tế, tổng công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước”.

Đặc điểm của công ty cổ phần Tập đoàn

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về công ty cổ phần tập đoàn là gì? chúng tôi làm rõ các đặc điểm của công ty cổ phần tập đoàn.

Công ty cổ phần tập đoàn có những đặc điểm sau đây:

– Hoạt động dưới hình thức công ty mẹ, công ty con, công ty mẹ, công ty con có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.

– Không có tư cách pháp nhân, không được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

– Chính phủ là cơ quan xem xét lựa chọn và đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế.

– Việc thành lập đoàn kết kinh tế phải được thông qua bởi đề án thành lập và căn cứ trên quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.

Công ty cổ phần tập đoàn được định nghĩa là công ty mẹ được tổ chức dưới loại hình công ty cổ phần có tư cách pháp lý độc lập với vai trò trung tâm quyền lực nắm giữ cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối trong một hoặc một số công ty khác (công ty con), từ đó nắm quyền kiểm soát công ty này.

>>>>>> Tham khảo: Thành lập công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế

– Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó.

– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.

– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

+ Công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

+ Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Những vông ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế

Căn cứ quy định theo khoản 3 – Điều 9 – Nghị định số 69/2014/NĐ-CP, quy định về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước, cụ thể:

– Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế, tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia, tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộn nền kinh tế. Thủ tướng Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ.

– Tập đoàn kinh tế phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.

Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.

– Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.

+ Vốn điều lệ công ty mẹ không thấp hơn 10.000 tỷ đồng. Trường hợp công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn Nhà nước phải chiếm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp mức vốn điều lệ hoặc tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ của công ty mẹ thấp hơn mức quy định này.

+ Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.

+ Có khả năng sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con và tiến hành liên kết với các công ty liên kết khác.

Như vậy, Công ty cổ phần tập đoàn là gì? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết ngay trong phần đầu tiên của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung khác liên quan đến Công ty cổ phần tập đoàn hiện nay.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi