Trang chủ đăng ký nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi Công ty có bao nhiêu người thì phải đóng bảo hiểm xã hội?
  • Thứ hai, 15/07/2024 |
  • Tư vấn Bảo hiểm xã hội |
  • 907 Lượt xem

Công ty có bao nhiêu người thì phải đóng bảo hiểm xã hội?

Trong mối quan hệ lao động, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là trách nhiệm đồng thời của người lao động và người sử dụng lao động. Với tính chất của bảo hiểm xã hội là việc người lao động sẽ có một phần trợ cấp khi rơi vào trường hợp không có thu […]

Trong mối quan hệ lao động, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là trách nhiệm đồng thời của người lao động và người sử dụng lao động.

Với tính chất của bảo hiểm xã hội là việc người lao động sẽ có một phần trợ cấp khi rơi vào trường hợp không có thu nhập trong những trường hợp được Luật Bảo hiểm xã hội quy định.

Do vậy, khi tham gia lao động, hầu hết người lao động hiểu được vấn đề này và đều mong muốn được tham gia bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi riêng của mình.

Khi người lao động làm việc tại công ty, quá trình tham gia của họ chịu sự ảnh hưởng trực tiếp bởi việc tham gia bảo hiểm của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp cần phải tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào cho đúng quy định pháp luật? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp các vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm.

>> Tham khảo: Hướng Dẫn Cách Tra Cứu Quá Trình Đóng Bảo Hiểm Xã Hội

1. Công ty mới thành lập có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là những người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại khoản 1.

Như vậy có thể hiểu rằng: doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động sẽ phải thực hiện trách nhiệm lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Theo đó, trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp mới thành lập hay doanh nghiệp đã hoạt động đã hoạt động lâu năm mà sẽ phụ thuộc vào tính chất hợp đồng ký kết.

2. Công ty có bao nhiêu người thì phải đóng bảo hiểm xã hội?

Một công ty có bao nhiêu người lao động sẽ phụ thuộc riêng vào loại hình của doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp đó và để đảm bảo về quyền lợi một cách tối đa cho người lao động thì số lượng người tham gia không phải là một căn cứ hay điều kiện để doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động (doanh nghiệp) có trách nhiệm sau đây khi tham gia bảo hiểm xã hội:

 – Doanh nghiệp lập hồ sơ để người lao động được đóng bảo hiểm xã hội để được cấp sổ bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ.

– Doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng việc trích tiền lương và hỗ trợ mức đóng cho người lao động theo quy định.

– Thực hiện thủ tục giới thiệu người lao động thuộc đôi tượng phải giám định việc suy giảm khả năng lao động.

– Cùng với cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp chi trả tiền trợ cấp các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

– Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chốt sổ, trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

– Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội về việc cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.

– Doanh nghiệp thực hiện niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng một lần; cung cấp thông tin về quá trình đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động hay bên công đoàn có yêu cầu.

– Định kỳ hàng năm, doanh nghiệp niêm yết thông tin đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo thông tin do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp.

>> Tham khảo: Bảo hiểm xã hội là gì? Các vấn đề liên quan bảo hiểm xã hội

3. Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp?

Sau khi doanh nghiệp và người lao động ký kế hợp đồng thuộc những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trong vòng 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục để đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mới.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ căn cứ vào mức tiền lương được giao kết trong hợp đồng (hay còn gọi là mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) theo những tỷ lệ nhất định theo pháp luật.

Về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 85, 86 Luật bảo hiểm xã hội và hưởng dẫn ở Điều 7 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, cụ thể như sau:

– Với phương thức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng: doanh nghiệp sẽ trích tỷ lệ từ tiền lương cơ bản của người lao động để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội và chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.

– Với phương thức đóng 03 tháng, 06 tháng một lần: đơn vị thực hiện trích đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất vào ngày cuối cùng của phương thức đó vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Hiện nay, trên thực tế, một số doanh nghiệp chậm đóng hay nợ tiền bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên 30 ngày sẽ phải nộp thêm tiền lãi được tính trên số tiền bảo hiểm xã hội đang còn nợ.

>> Tham khảo: Công ty dưới 10 người có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

4. Vì sao doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội?

Khi tham gia lao động, người lao động có những quyền lợi nhất định khi tham gia bảo hiểm xã hội về các chế độ thai sản, hưu trí hay ốm đau… Việc lựa chọn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không sẽ không phụ thuộc toàn bộ vào công việc và tiền lương tại doanh nghiệp đó mà còn phụ thuộc vào các chế độ phúc lợi tại doanh nghiệp.

Vậy tại sao doanh nghiệp phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội?

– Tham gia bảo hiểm xã hội là thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với quan hệ lao động.

– Doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ đảm bảo được quyền, lợi ích chính đáng của người lao động khi có một số phát sinh một số vấn đề cụ thể theo các chế độ của bảo hiểm xã hội.

– Tạo uy tín, tín nhiệm đối với người lao động, tạo cho người lao động tâm lý gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, góp phần xây dựng và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Như vậy, việc đóng bảo hiểm xã hội là rất cần thiết với doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm pháp lý, tạo uy tín và đảm bảo các quyền, lợi ích cho người lao động của mình.

>> Tham khảo: Tổng đài tư vấn bảo hiểm thai sản toàn quốc uy tín

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục theo quy định mới nhất 2024

Căn cứ để xác định thời điểm đủ 5 năm tham gia BHYT liên tục là gì? Người tham gia đóng BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng các quyền lợi gì khi khám, chữa bệnh? Để được giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này, quý khách hàng có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật 1900 6557 để được các luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm tư...

Các trường hợp truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tôi là cán bộ công đoàn của một doanh nghiệp. Tôi có một thắc mắc mong được luật sư giải đáp như sau: Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc? Điều kiện và căn cứ để truy thu là...

Nghỉ việc có phải trả thẻ bảo hiểm y tế không?

Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó)....

Điều kiện hưởng bảo hiểm y tế là gì?

Các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm y tế cần thỏa mãn một số điều kiện do pháp luật quy...

Thời gian nhận (lãnh) tiền bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng?

Hiện nay, người lao động ngoài việc quan tâm tới thời gian nhận (lãnh) trợ cấp thất nghiệp họ còn quan tâm tới hình thức nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp....

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi