Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Công dân được gọi thi hành nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1257 Lượt xem

Công dân được gọi thi hành nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi nào?

Theo Điều 31 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi nêu trên, công dân được gọi nhập ngũ phải đáp ứng 04 điều kiện.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Vậy công dân được gọi thi hành nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Công dân được gọi thi hành nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi nào?

Theo đó, theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi công dân nhập ngũ được quy định cụ thể như sau:

– Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi;

– Trường hợp công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Ví dụ: Anh B sinh ngày 01/01/2000, thời điểm anh A đủ 18 tuổi để được gọi tham gia nghĩa vụ quân sự là vào ngày 01/01/2018. Thời điểm anh A hết 25 tuổi là hết ngày 01/01/2025 và hết 27 tuổi là hết ngày 01/01/2027.

Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì?

Sau khi đã có câu trả lời về công dân được gọi thi hành nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi nào, chúng ta cùng xem tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ ra làm sao nhé.

Theo Điều 31 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi nêu trên, công dân được gọi nhập ngũ phải đáp ứng 04 điều kiện sau:

– Có lý lịch rõ ràng;

– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ;

– Có trình độ văn hóa phù hợp.

Trong đó, tiêu chuẩn về sức khỏe và trình độ văn hóa được quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 28/11/2018) như sau:

Về tiêu chuẩn sức khỏe: Phải có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng những công dân có sức khỏe loại 3 bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị ở các mức độ, bị nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS cũng sẽ không được gọi nhập ngũ;

Về trình độ văn hóa: Chỉ gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên. Riêng những địa phương khó đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn công dân trình độ lớp 7.

Thời gian đi nghĩa vụ quân sự là bao lâu?

Ngoài câu hỏi công dân được gọi thi hành nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi nào, một câu hỏi cũng được nhiều người quan tâm đó là thời gian đi nghĩa vụ quân sự là bao lâu? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Bên cạnh quy định về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự và tiêu chuẩn để được đi nghĩa vụ quân sự như trên, thì thời gian đi nghĩa vụ quân sự bao lâu cũng là thông tin được rất nhiều người quan tâm.

Thông tin này được nêu tại Điều 21 của Luật Nghĩa vụ quân sự mới nhất. Theo đó, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Quy định này đã được áp dụng từ năm 2016 và tiếp tục được thực hiện trong năm 2022 tới đây.

Trong trường hợp cần bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn thì thời hạn nêu trên có thể được kéo dài thêm tối đa 06 tháng.

Thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày giao, nhận quân đến ngày được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

Các trường hợp được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự

Dù nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của mọi công dân, nhưng theo Điều 5 của Luật Nghĩa vụ quân sự, có một số trường hợp công dân được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự.

Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng:

– Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ;

– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng nề do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận;

– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

– Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn;

– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn;

– Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang học đại học, cao đẳng hệ chính quy.

Miễn nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng:

– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.

Điều kiện nữ giới được đi nghĩa vụ quân sự

Khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

Để được phục vụ tại ngũ, nữ giới phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như sau:

– Đủ 18 tuổi trở lên;

– Có lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Có sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc Phòng; không bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị, nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS

– Có trình độ từ lớp 8 trở lên.

Đi nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì?

Đây là nội dung được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 27/2016/NĐ-CP. Theo đó, công dân đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng một số quyền lợi cơ bản như:

– Được nghỉ phép 10 ngày nếu phục vụ tại ngũ từ tháng 13 trở đi

– Được hưởng nhiều khoản trợ cấp khi xuất ngũ

– Được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm

Như vậy nội dung bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc câu hỏi công dân được gọi thi hành nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi nào. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp thêm thông tin về chủ đề nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn đọc còn thắc mắc chưa được giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi tư vấn nhé.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi