Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Công chứng văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1206 Lượt xem

Công chứng văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung?

Văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung là loại văn bản được lập ra dùng để ghi nhận nội dung về việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc của chồng vào tài sản chung của cả hai vợ chồng.

Nhập tài sản riêng vào tài sản chung là một trong những quyền của công dân trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, để đảm bảo về quyền và lợi ích của công dân, pháp luật có quy định như thế nào về công chứng văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung?

Mời quý vị tham khảo nội dung bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi theo quy định mới nhất hiện hành.

Văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung là gì?

Văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung là loại văn bản được lập ra dùng để ghi nhận nội dung về việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc của chồng vào tài sản chung của cả hai vợ chồng.

Công chứng văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung

Việc giải thích cho công chứng văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung? được thực hiện theo quy định và cụ thể như sau:

– Thủ tục thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ tới trực tiếp nơi tổ chức hành nghề công chứng

Bước 2: Bộ phận của văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng tiến hành kiểm tra hồ sơ.

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì công chứng viên thụ lý sau đó ghi vào sổ công chứng

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì công chứng viên ghi phiếu để hướng dẫn và yêu cầu bên người yêu cầu công chứng bổ sung, sửa đổi, ghi rõ ngày tháng năm họ tên của công chứng viên tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ không hợp lệ – không đúng quy định thì công chứng viên sẽ giải thích và từ chối tiếp nhận hồ sơ, nếu người yêu cầu công chứng yêu cầu trả lời bằng văn bản thì công chứng viên báo cáo với trưởng/trưởng phòng của văn phòng để xin ý kiến sau đó soạn thảo văn bản từ chối.

Bước 3: Nếu văn bản thỏa thuận đã được hai bên soạn thảo sẵn thì công chứng viên đọc và tra dự thảo đó, xét thấy các nội dung mà vi phạm pháp luật hoặc không phù hợp đúng với quy định pháp luật thì công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng sửa chữa , nếu không sửa đổi thì công chứng viên từ chối công chứng

+ Nếu văn bản thỏa thuận chưa được soạn thảo mà người yêu cầu công chứng đề nghi công chứng viên soạn thảo thì phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về nội dung.

Sau đó, công chứng viên hoặc người yêu cầu công chứng đọc lại dự thảo văn bản. nếu sửa đổi hoặc bồ sung thì phải xem xét và bổ sung ngay hoặc hẹn lại sau

Cuối cùng văn bản thỏa thuận được đồng ý từ người yêu cầu công chứng thì công chứng viên hướng dẫn cá nhân yêu cầu công chứng ký ở từng trang trong văn bản

Bước 4: Người yêu cầu công chứng cần xuất trình các giấy tờ bản chính liên quan theo yêu cầu công chứng viên để tiến hành đối chiếu trước khi ký ở từng trang, lời chứng trong văn bản và bên yêu cầu công chứng nộp lại phí cho tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 5: Sau khi đã nộp phí thì bộ phận thuộc văn phòng công chứng sẽ đóng dấu và trả lại hồ sơ gốc cho khách hàng.

– Thời gian giải quyết là 2 ngày tính từ khi nhận đầy đủ hồ sơ, một số trường hợp phát sinh có thể kéo dài đến 10 ngày làm việc.

Văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung

Khi thực hiện việc soạn thảo văn bản thỏa thuận nhập tải sản riêng vào tài sản chung, quý vị cần lưu ý những nội dung sau đây bắt buộc phải có trong loại văn bản này.

– Phần quốc hiệu, tiêu ngữ đặt ngay chính giữa trên cùng của trang giấy

– Tiếp theo phần tiêu đề không thể thiếu là: thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chông

– Thông tin của mỗi người là vợ và chồng, bao gồm:

+ Họ và tên của vợ, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, do cơ quan nào cấp?, cấp vào ngày tháng năm nào?, địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú ở đâu?

Họ và tên của chồng, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, do cơ quan nào cấp?, cấp vào ngày tháng năm nào?, địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú ở đâu?

Các thông tin trên được ghi theo thông tin của chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu đã được cấp thẻ căn cước công dân)

+ Chúng tôi đã thực hiện việc đăng ký kết hôn từ ngày, tháng năm nào? Và có giấy chứng nhận đăng ký hôn do cơ quan…………. Và cấp ngày……………

Chúng tôi xác nhận về việc ông/bà ……………………….(ghi rõ họ và tên) có tài sản riêng là gì?, ghi rõ chi tiết về thông tin tài sản, ví dụ:

Căn nhà ở số ….đường…phường..quận…tỉnh….. do được tặng cho, thừ kế, mua từ…..

Có đặc điểm là: loại nhà, cấu trúc, diện tích của khuôn viên,xây dựng, sử dụng, trong lộ giới?, có bản vẽ do cơ quan nào lập? ngày tháng năm nào?

Hoặc xe ô tô loại xe gì? biển số xe, đăng ký từ ngày nào? Do ai đăng sử dụng?, được tặng cho hay từ việc mua ở đâu?

– Nội dung chính của việc thỏa thuận

+ Ông/bà ……….(nêu rõ họ và tên) hoàn toàn đồng ý tự nguyện nhập tài sản riêng đã nêu trên – căn nhà/ xe/mảnh đất,…. Tại……..vào trong khối tài sản chung của vợ chồng

+ Tính từ khi hoàn tất việc đăng ký quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với căn nhà/mảnh đất trên thì ông …………….(ghi rõ họ và tên) và bà (ghi rõ họ tên)……….. là đồng sở hữu của chính căn nhà/mảnh đất/ xe/… trên theo đúng quy định pháp luật.

+ Các tài sản riêng còn lại mà không được thỏa thuận ghi nhận trong nội dung của văn bản thỏa thuận này thì vẫn là tài sản riêng của mỗi người

– Lời cam kết: chúng tôi xin cam đoạn việc thỏa thuận trong văn bản này là hoàn toàn xuất phát từ ý chí tự nguyện mỗi bên và không thực hiện với muc đích để trốn tránh về nghĩa vụ tài sản nào khác của cả hai vợ chồng. Nếu có phát sinh thảo thuận này sẽ được giải quyết đúng theo quy định pháp luật đã quy định.

– Văn bản này được lập thành ? bản và mỗi bản có? Trang. Văn phòng công chứng tại………có lưu 1 bản và có hiệu lực tính từ ngày…….tháng…..năm…..

– Ngày tháng năm soạn thảo

– Ký và ghi rõ họ tên của mỗi bên (vợ/chồng)

Tải (Download) mẫu Văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến công chứng văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung, định nghĩa về văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung được hiểu như thế nào?, mẫu văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung cụ thể ra sao?. Mời quý vị liên hệ qua tổng đài 1900 6557 để được tư vấn rõ ràng và nhanh nhất.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Uống thuốc để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, có phạm tội không?

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm pháp luật. Uống thuốc để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, có phạm tội...

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích đưa ra đáp án cho câu hỏi: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ...

Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi phạm?

Bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi: Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi...

Trường hợp sử dụng điện trái phép làm chết người thì xét xử về tội gì?

Nếu ngừời sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trưòng hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có ngưòi bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết...

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

Vợ tôi sắp sinh con nhưng chỉ tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy luật sư cho tôi hỏi vợ tôi có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định của pháp luật...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi