Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có được thay tên mẹ ruột bằng tên mẹ nuôi trong giấy khai sinh?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1728 Lượt xem

Có được thay tên mẹ ruột bằng tên mẹ nuôi trong giấy khai sinh?

Gia đình tôi có nhận con nuôi. Nay, vì nhiều lý do, gia đình tôi muốn đổi tên mẹ ruột thành tên mẹ nuôi của bé trong giấy khai sinh. Xin hỏi Luật sư, có được thay tên mẹ ruột bằng tên mẹ nuôi trong giấy khai sinh hay không?

Câu hỏi:

Gia đình tôi có nhận một bé gái làm con nuôi . Nay, vì không muốn sau này bé biết và bị ảnh hưởng từ mẹ ruột nên gia đình tôi mong muốn được đổi tên mẹ ruột của bé thành tên mẹ nuôi trong giấy khai sinh. Tôi mong Luật sư tư vấn giúp: Khi nhận con nuôi, có được thay tên mẹ ruột bằng tên mẹ nuôi trong giấy khai sinh hay không? Xin cảm ơn Luật sư !

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật Hoàng Phi! Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010:

Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.”

Như vậy, kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Luật Hộ tịch 2014 có quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch:

Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”

Nghị định 24/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hướng dẫn một số quy định của Luật Nuôi con nuôi có nội dung:

” 3. Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Hiện nay, trên giấy khai sinh không có ghi rõ thông tin mẹ đẻ/ mẹ nuôi. Theo các quy định trên, bạn có thể yêu cầu thay đổi thông tin về mẹ trên giấy khai sinh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: việc thay đổi thông tin người mẹ trên giấy khai sinh không làm thay đổi bản chất mẹ đẻ và mẹ nuôi.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

>>>> Tham khảo thêm: Thủ tục làm giấy khai sinh như thế nào?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi